Từ bà chạm trổ buổi chiều vào tim// Những đường chân trời trên trán bà/ Đưa con đi hoài trong nhịp đập hoang sơ// Đôi mắt bà chèo thuyền con ôm thêm phù sa trĩu nặng/ Nụ cười đốt đuốc cho nỗi buồn mò mẫm hơi xưa/ Bàn tay siết tiếng nói thêm gầy.

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Rửa lòng giữa những màu hoa
Đã thắm đượm ái ố
Đã tàn phai đêm dài
Cánh mỏng tan đem mùa cho sự sống
Ấp ủ hơi thở của sinh sôi
Dẫu đã đục trong mấy bận chờ thêm lần đâm chồi.
Gói vào mênh mông ôi xa lạ như nhà
Chẳng tìm đâu giấc mơ
Khi giọt lòng chẳng chảy được về dòng
Chẳng đi đâu nữa
Từng ngón chân còn bấm vào mình
Tự in ngày mai.

Từ bà chạm trổ buổi chiều vào tim
Những đường chân trời trên trán bà
Đưa con đi hoài trong nhịp đập hoang sơ
Đôi mắt bà chèo thuyền con ôm thêm phù sa trĩu nặng
Nụ cười đốt đuốc cho nỗi buồn mò mẫm hơi xưa
Bàn tay siết tiếng nói thêm gầy.
Còn gì giữa đời
Không phải xác thân ta
Cũng không phải thứ cảm xúc đã trói buộc
Những giọt nước mắt và nụ cười
Hay chính hơi thở đã lịm đi
Đâu còn gì khi chẳng có tình thương.
LÊ TUYẾT LAN
Góp ý & phản hồi:
Chùm thơ 1-2-3 của tác giả Lê Tuyết Lan.
Chỉ riêng bài số 3:”Từ bà chạm trổ buổi chiều vào tim”câu1-tên bài).
Theo tôi nghĩ:Nếu tác giả Lan mở đầu bài thơ,hay có ý đặt tên bài thơ qua câu 1 như trên thì độc giả- người đọc thơ sẽ chẳng hiểu ý câu trên là gì?Nó gợi mở cho ý chi đây???Vì sao,tôi nêu như thế?Bởi vì,tôi xin phép tác giả Lan để bàn luận vài ý sau:
-Cách dùng từ,đặt câu trong bài thơ:
“Từ bà chạm trổ buổi chiều vào tim.”(câu 1).Để lý giải cho ý dùng từ- đặt câu.Tôi xin tách từ trong câu thành những cặp từ: “từ bà “-“chạm trổ”-“buổi chiều”-“vào tim” & các cặp từ này đều có nghĩa “rõ ràng”.Nhưng,tác giả Lan đi ghép chúng lại với nhau thành 1 câu=Từ bà chạm trổ buổi chiều vào tim thì câu trở thành “tối nghĩa”.Vì sao?Nếu tôi hỏi: tự bà chạm trổ hay ai đó chạm trổ vào bà?Sao “buổi chiều” mà không là “ngày-đêm”?Vậy,từ “tim” là tim của bà hay tim của ai?Tôi đọc đi,đọc lại nhiều lần câu 1(câu của tác giả Lan)& cảm thấy “nó” không hay,vì nó “lũng củng ý”.Tất nhiên ,ở đây tôi hiểu ý của tác giả Lan muốn nêu là thời gian(chiều)bào mòn(chạm trổ) vào con người,vào tim(tim)của bà.Nhưng,cách dùng từ-đặt câu,ghép từ thành câu như tôi đã phân tích trên thì tác giả Lan làm “vụng” quá phải không?
-Tiếp theo,tôi đọc bài trên đến câu 5(câu chuẩn bị kết bài): “Nụ cười đốt đuốc cho nỗi buồn mò mẫm hơi xưa.”.Và tôi cũng “không hiểu” ý của câu này luôn!Tại sao?Nếu như câu 5 trên có các từ thay thế,có ý “sáng-hay- tự nhiên”.v.v = Câu thơ sẽ hay,lạ & tính nhân văn được khắc họa trong thơ làm “rung động” con tim độc giả biết bao!Tức là,tôi dùng các từ sau: “thắp sáng” để thay từ “đốt đuốc”(của tác giả Lan);từ “thấm đượm” thay cho từ “mò mẫm”; từ “ngày xưa” thay cho từ “hơi xưa”.v.v trong câu 5 trên = Trở thành câu thơ hay tuyệt.
Tôi mong tác giả Lan thứ lỗi!Vì tôi đã mạo muội góp ý luận bàn & bản thân tôi chưa làm được 1 bài thơ 1-2-3 nào!Mong BBT-BQT trang vanhocsaigon.com cảm thông. Tôi chào trân trọng.