VHSG- Thế giới em là một loài hoa/ Lời em hát dịu dàng ánh mắt/ Thời @ nhưng không hip hop/ Ta còn kịp bước về…
NGÀY CÒN CỦA RIÊNG TA?
Thế giới thật mà ảo
Thế giới ảo mà thật
Ta lang thang trên facebook, zalo
Ngôn ngữ và hình ảnh
Những câu chuyện có có không không
Thế giới đêm có thuộc về ta
Khi không gian chỉ là khái niệm
Khi thời gian còn là ý nghĩa
Để ta gặp em…
Ta mông lung trong thế giới đảo điên
Em huyền ảo như làn mây trắng
Cơn gió thoảng nồng nàn hương sắc nắng
Ngày còn của riêng ta
Thế giới em là một loài hoa
Lời em hát dịu dàng ánh mắt
Thời @ nhưng không hip hop
Ta còn kịp bước về
Thế giới thật mà ảo
Thế giới ảo mà thật
Và em…?
ĐÔI DÉP BỎ QUÊN
Ngày mưa tràn về ký ức
Đôi dép bỏ quên
Đôi chân trần đau miền sỏi đá
Nụ cười em ướt cơn mưa
Bên mái lá câu hát chờ người
Về đâu bờ xanh thẳm
Em xa xôi
Chiếc khăn không che nổi cơn mưa
Ghi gót chân chạm sâu miền nhớ
Đôi môi trần cho ta bỡ ngỡ
Đôi dép bỏ quên

ĐÊM KHÁT
Tiếng mèo gào trong đêm
Người đàn bà không chồng
Thao thức
Người đàn bà chờ chồng
Người đàn bà chờ chồng người khác
Gậm nhấm đêm
Tiếng mọt cọt kẹt
Đêm dây cót
Những người đàn bà
Đặt dấu chấm than
Rồi dấu chấm hỏi.
XUÂN ĐỢI CHỜ
Nàng từ trong thơ bước ra hay từ ngoài đời bước vào thơ
Mỗi ánh mắt nụ cười của nàng cho ta thương nhớ
Lời nói của nàng cho ta hơi thở
Tiếng chim ban mai hót giữa bất ngờ
Nàng từ trong tim bước ra hay từ ngoài bước vào tim
Mà tim nhảy múa
Mà tim thao thức
Sự chờ đợi mỗi bình minh đến từ bao giờ
Nàng từ mùa xuân bước ra hay từ đâu bước đến mùa xuân
Là người hay tiên là hư hay thực
Xuân đến nàng đi xuân đi nàng trở lại
Ta yêu nàng yêu hư và thực
Ta yêu nàng yêu tháng năm trôi
Nàng là ai ta không nhớ nữa
Như giấc mơ đến giữa ban ngày
Cánh mai vàng rơi ngày trở lại
Xuân đợi chờ cho những ngày xa.
MẮT YẾM
Bởi đâu nghe tiếng em cười
Lạc đôi mắt yếm cho người thương nhau
Yêu em yêu cuộc tình đầu
Yêu anh tóc đến bạc màu vẫn yêu
Trải qua ngang trái đã nhiều
Xa nhau một lối bao chiều ngóng trông
Về đâu một chuyến thuyền không
Chở vào năm tháng mênh mông đợi chờ
Tìm đâu được bến được bờ
Người xa xa quá bao giờ gặp nhau
Đêm tàn sông nước nông sâu
Có người ngồi đợi cau trầu thêm vôi
Chạnh lòng một khúc à ơi
Là duyên là kiếp dạt trôi phương nào
Còn đây một phút ngọt ngào
Còn đây một sợi tơ đào hôm xưa.
NGUYỄN ĐỨC PHƯỚC
Tìm hiểu bốn câu thơ hay nhất mà VHSG đã dẫn
“Thế giới em là một loài hoa/Lời em hát dịu dàng ánh mắt/Thời @ nhưng không hip hop/Ta còn kịp bước về”
Từ hay nhất ở trên là do tôi nói ra, và trong cả bài thơ đầu tiên thì bốn câu này có lẽ là hay nhất và tôi thử đoán Nhà thơ làm bài thơ này như thế nào?
“Thế giới em là một loài hoa/Lời em hát dịu dàng ánh mắt” Đây là hai câu nhận xét và cảm nhận từ Nhà thơ. Tức là ý niệm em là hoa đẹp, lời em ..vv là cảm nhận của tác giả còn thực tế là chưa biết nhé. Có thể em chẳng là loài hoa, tôi không nói phụ nữ xấu, nhưng trong nghĩa câu thơ này không nhắc tới phái nữ lắm, hoặc không đưa hình tượng ấy là bông hoa đẹp mà là chỉ là em, em ở đây có thể là đàn ông. Nhỡ đâu tác giả đang nói tới người đàn ông khác thì sao? Tôi chưa nói câu thơ thứ hai ép từ: lời em nói và ánh mắt chung nhau một từ dịu dàng. Nếu đặc điểm này phát hiện thêm và tạo ra hình ảnh thơ đẹp thì có thể đây là yếu tố mới trong thơ (chúng ta take note ở điểm này). Còn hai câu này chỉ tả văn cảm xúc của tôi rằng (ví như tôi là tác giả) tôi thấy em đẹp như hoa, tôi nhớ lời nói em dịu dàng và đi kèm ánh mắt cũng dịu dàng.
Hai câu sau: “Thời @ nhưng không hip hop/Ta còn kịp bước về” …bốn câu này hay nhất bởi có vế thơ “ta còn kịp bước về” chứa đựng nhiều tâm trạng và xúc cảm lớn nhưng vế hay này lại bị lộ ra ở câu @ và hip hop: Hip hốp thì đã làm sao mà không kịp bước về nữa, thời @ thì không tránh khỏi theo nhà thơ là như vậy, an tâm đi còn thời sau @ nữa nên trở về chẳng phải lo! Tôi tự nói thế với bản thân mình. Nhưng đúng thực là câu thơ phân biệt hip hop và hạ thấp một môn nghệ thuật thì không nên một tí nào cả. Nhà thơ đặt mình cao hơn cả đâng tạo hóa, để tạo ra bản thân và quyết định của mình là tất cả thế giới và hành tinh phải thế này thế kia nếu không sẽ không làm ta thỏa mãn???
Thực ra phân tích câu từ thì như trên nhưng tâm tư Nhà thơ, tâm tư tác giả diễn nôm là như thế này: trong suy nghĩ tác giả lưu giữ hình ảnh, giọng nói, ánh mắt là ok, và xã hội như thế này mà em không “hip hop” tức là vẫn giữ hình ảnh và giọng nói, ánh mắt như ok trên, nên khi anh về vẫn cảm thấy ok “ta còn kịp trở về” có thể hiểu là câu khẳng định hoặc câu hỏi? …hoặc hiểu là hy vọng, mà ở đây tâm tư của tác giả là hy vọng, tức là ta về thì em phải vẫn thế, vẫn như hoa, dịu dàng khi nói và khi nhìn — như thế này thì đúng quả là tác giả vẫn giữ tính gia trưởng của thời kỳ Phong kiến mất rồi. Và thơ hay lại nặng lề thế này thì tôi nghĩ chưa hay lắm, và rất gì nhỉ, hay tạo ra cho ta bị nhầm.
Bàn thêm một chút các bài thơ khác của tác giả trong chùm thơ này: Bài Đêm khát hay Xuân chờ đợi chẳng hạn – đoạn cuối bài thơ Đêm khát đã nâng lên trong từ “những” những người đàn bà, như vậy là có đẩy lên từ người thành những người. Dấu chấm than và dấu chấm hỏi theo tôi thì là sự kết thúc và sự rằn vặt, chấm than là kết thúc, dấu hỏi là rằn vặt giữa đam mê nhu cầu của bản thân (tức là tình dục thôi thúc) và cái vi phạm “chồng người khác” mà tác nhân của thao thức là tiếng mèo gào. Hướng của tác giả trong bài thơ này có lẽ tôi đã lột tả được một chút, tôi thấy nếu khai thác tiếng mọt và tiếng mèo gào để lột tả sự kết thúc và rằn vặt thì cũng khá hay. Tiếng mọt, là ví đời người an phận và chăm chỉ sống, tiếng mèo gào (cứ tạm coi thế đi) là tiếng gọi của yêu cầu nhục dục trong bản thân. Thực ra tôi không hiểu tiếng mèo gào ấy là lúc con mèo đang sắp, đang cần hay là hai con đanh dính nhau mà chúng kêu gào như vậy. Thường thì có hai tiếng kêu gào, tức là lúc chúng đang giao hoan. Như vậy hình ảnh giao hoan ấy ập vào tâm trí người đàn bà không chồng để họ thao thức…ai mà chả thao thức, bất kể người nào khi thấy cảnh làm tình kể cả người hoặc loài vật. Ở đây tác giả/nhà thơ khai thác tiếng gào thét ấy ở khía cạnh không phải là khoái cảm mà là tiếng gào thét không phải là khoái cảm. Tức là tự nhiên giống như con người vậy thôi phải rên lên khi làm tình, thì loài mèo gào thét lên là một hình thái chúng đang lên đỉnh của sự sung sướng và hạnh phúc (nếu tôi và bạn là mèo thì vậy), con người nếu hiểu vậy thì là vậy. Ở đây tác giả khái thác suy nghĩ khác, tức là tiếng gào thét ấy ở mặt khác, ví như đau khổ quá cũng rên, rên gừ gừ ở người khi đau khổ, khi cô đơn nó giống như lúc sung sướng rên lên trong làm tình (lạ nhỉ), và thế là đoạn đầu mới là cảm xúc thao thức của người đàn bà không chồng theo cái nghĩa tiếng mèo gào ấy. Nhưng đoạn 2 bài thơ bẻ đường, con người không chấp nhận không chồng ấy, không thấy cái thi vị không chồng ấy…ở đây hơi hơi rồi đây, không chồng thì đã làm sao? Cuộc sống hiện đại vẫn có cả một chủ nghĩa không chồng, không vợ cơ mà? Mà tại sao đoạn hai lại vẽ ra con đường khác như thế? Đâu phải là giải pháp phổ quát cho không chồng không vợ đâu? Nhưng Nhà thơ vẫn lựa chọn đưa ra “gặm nhấm đêm” như vậy…cảm giác của tôi là Nhà thơ/tác giả làm thơ để giãi bày cảm xúc thực tại rồi thành bài thơ, giống như tôi cũng vậy – không chuyên nghiệp! Thường thì nhà thơ là nhà thơ, nói thì đơn giản nhưng đó phải là tu luyện tính cách để đạt tới trình nhà thơ. Tức là bài thơ có sự rằn vặt, nuôi dưỡng và phải luôn cầu toàn. Nhưng lạ thay tính cách đã số người làm thơ, cả tôi đều rất có tính thỏa mãn, tức là giảm cầu toàn đi vì thế mà không thành nhà thơ!
Đọc các bài khác của tác giả cũng vậy, rất tiếc cho một nhà thơ.
Xin lỗi khi đã comment và đó chỉ là ý kiến cá nhân tôi thôi.
Hoa Phong.