Chăm sóc, bảo vệ “thằng nhỏ”: Việc cần và nên làm

VHSG- “Thằng nhỏ”- cái tên thân thương trìu mến, các bà, các chị dành cho và công khai đàm luận chia sẻ, rôm rả khi tụ họp bên nhau nơi công viên, câu lạc bộ “a, b, c, d…”. Đúng thế! “Nó” đáng quí, đáng thương, và cần sự giữ gìn bảo vệ chăm bẵm… lắm chứ! Có bà chị còn ví “nó” như kim ngân – “cây hai”, “cây ba”, “ngàn vàng”, “vô giá”… Vậy đó! Thế thì tại sao các bạn không lưu tâm chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ “nó” xứng tầm vóc, ý tưởng, để rồi lăn tăn, xuýt xoa, bồn chồn, lo lắng, và cả ân hận, thương hại, tiếc nuối… Khi “thằng nhỏ” lâm bệnh, đau đớn, rồi lâm chung – về “nơi an nghỉ” – quá muộn.

Đại tá bác sĩ – Thầy thuốc ưu tú – nhà thơ Phạm Đình Phú

Cơ sở khoa học: Nhiệt độ trên cơ thể con người không đồng đều, cao nhất là ở hệ tiêu hóa (nơi lên men thức ăn và diễn ra các phản ứng lí học, hóa học, kiềm, toan, ô-xy hóa…) thường là 38 độ C. Những nơi có nhiệt độ 37 độ C là khoang miệng, lỗ tai, trong hậu môn, âm đạo. Ở bề mặt da không giống nhau, trán 37độ C, nách 36,5 độ C, ở bẹn chỉ 34 độ, thấp nhất là ở bàn chân – nơi xa tim nhất: 24 độ C. Trung bình, da toàn thân là 30 độ C. Khi ngoài trời trên 30 độ C, khó thoát nhiệt, cơ thể phải tự bài tiết mồ hôi để thải nhiệt bớt mới dễ chịu.

Tinh hoàn – anh em song sinh không thể tách rời cùng “thằng nhỏ” – hai trong một (nơi “cung ứng vật tư” testosterol, sản xuất tinh trùng dưới sự chỉ huy của thần kinh trung ương – não bộ) chỉ hoạt động tốt khi tại đó nhiệt độ 34 độ C trở xuống, nếu cao hơn, năng suất, chất lượng sẽ kém cõi, sa sút hơn nhiều – mất dần “bản lĩnh”. Các cụ ông – những người cao tuổi, tuy giảm nhu cầu sinh lý, nhưng vẫn rất cần nội tiết tố do tinh hoàn sản sinh ra, là linh hồn của “phái mạnh”. Nó rất quan trọng cho chất lượng sống – sống vui sống khoẻ.

Những “Việc cần làm ngay”:

– Giữ cho vùng bẹn – bìu luôn mát mẻ: Cho “chúng nó” hưởng “trăng thanh gió mát” mỗi sáng bình minh chừng 3-4 chục phút.

–  Mùa nắng nóng cần tắm 3 lần mỗi ngày, mùa rét, lạnh nên tắm 1 lần, cọ rửa nhẹ nhàng 2 lần, làm sạch hết bã nhờn, mồ hôi vùng bẹn (nơi thường xuyên tiết nhiều mồ hôi, khi thải nhiệt)

– Bé trai trên 2 tuổi, không nên đóng bỉm.

-Khi trưởng thành, tránh mặc silip len, nilon, đừng mặc quần bò, vải dày, bó sát vì chật quá.

– Tránh ngâm mình trong nước nóng trên 30 độ C.

– Tránh sưởi ấm hạ môn – hạ bộ trên 30 độ C.

– Phòng ngừa khi bị bệnh quai bị tiến triển nhanh gây biến chứng teo tinh hoàn – vô sinh (dùng thuốc đặc trị chống vi rút kịp thời, mặc silip đã tiệt trùng kĩ, hạn chế đi lại vận động mạnh, cách li).

– Tránh lây nhiễm các bệnh da liễu, hoa liễu qua đường sinh dục

– Tránh sẹo dày dính, sẹo xơ, sẹo lồi, sẹo phì đại (Nếu “thằng nhỏ” bị vết thương, vết bỏng, nên đến bác sĩ chuyên khoa điều trị sớm ngay từ đầu)

– Hẹp da bao qui đầu, cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tiểu phẩu thuật sớm (phòng lắng đọng cặn bẩn, hôi hám, viêm loét, dễ ung thư hóa)

– Tinh hoàn bị ẩn trong ổ bụng (tinh hoàn lạc chỗ), phải can thiệp ngoại khoa sớm, đưa xuống, tránh teo hoặc ung thư tinh hoàn (k) hoặc bị chứng vô sinh khi trưởng thành.

– Tuổi xế tà, nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ sức mạnh cho “thằng nhỏ”, cần tránh dùng Viagra, majegra, “Minh mạng vương thang”, hay rượu nhung hươu… quá liều (dễ bị garo lâu, hoại tử và tai biến tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, suy thận cấp…)

Nhân dịp về lại Bình Dương – nơi vô vàn kỉ niệm ấm lại trong tôi, được gặp mặt than mật Ban Quản lí điều hành Công viên Nghĩa trang Tuệ Đàn, bằng hiểu biết và kinh nghiệm y khoa gần 50 năm, tôi mong góp ích cho sự tươi vui – chất lượng cuộc sống cùng bạn bè gần xa.

Nếu có điều gì đó chưa “tế nhị”, xin được mọi người lượng thứ. Cảm ơn! Chúc các bạn vui khoẻ, bình an, hạnh phúc và thành công!

“Thằng nhỏ vốn quí hơn vàng

Không màng lưu giữ tan hoang mỗi ngày”

Lời khuyên này của ai đó cũng khá hay, dễ nhớ, rất bổ ích, và hoàn toàn chính xác.

Hẹn gặp lại các bạn!

         TP.HCM, 23.8.2020

PHẠM ĐÌNH PHÚ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *