Em biết tựa hướng nào để khỏi những chông chênh?/ Em biết rẽ lối nào để nỗi nhớ nguôi quên?// Bầy chim di cư về phương nam tránh rét/ Em chẳng biết di trú nơi đâu cho ấm lại lòng mình/ Phố run rẩy từng hồi, em buốt giá từng cơn

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Phố biết nép vào ai đi hết mùa đông lạnh?
Em biết tựa hướng nào để khỏi những chông chênh?
Em biết rẽ lối nào để nỗi nhớ nguôi quên?
Bầy chim di cư về phương nam tránh rét
Em chẳng biết di trú nơi đâu cho ấm lại lòng mình
Phố run rẩy từng hồi, em buốt giá từng cơn
Chị đan buồn dệt nhớ mấy mùa đông
Nét chữ rét run
Câu thơ nằm co buốt lạnh
Kỷ niệm đóng băng
Hình bóng anh hóa thạch
Ngọn lửa chung tình vẫn bất diệt ngàn năm!

Mùa đông này ai khép cửa cho em?
Ai ủ ấm em trong vòng ôm thật chặt?
Ai nhắc nhở em quàng khăn khi gió bấc?
Ai lau đi nước mắt?
Chầm chậm lăn trên mi
Anh vươn tay nhưng không chạm được gì…
Cơn gió rét mùa đông ngạo nghễ thổi qua
Núi đồi đứng co ro trong tuyết lạnh
Dòng sông nằm run rẩy đóng băng
Cơn gió hung hăng vẫn không sao thổi tới
Chỗ hai người tay đan tay nóng hổi
Tình yêu là nắng ấm sáng soi
Sợi khói đốt đồng biếng bay
Gió trở mùa nên chiều nay mẹ ốm
Vạt nắng hoàng hôn cũng gầy guộc héo mòn
Khói bụi thị thành níu giữ bước chân con
Chăn ấm nệm êm đâu khiến lòng bớt lạnh
Con bỗng chợt thèm một đốm lửa tình quê
NGUYỄN MINH NGỌC HÀ
(HỘI VHNT BÌNH DƯƠNG)
Góp ý cho chùm thơ 1-2-3 của tác giả Nguyễn minh Ngọc Hà.
-Tôi biết bạn Hà đã gán cho “phố” bằng phép “nhân hóa” trong thơ văn,để “phố” hóa thành “em” và “Phố biết nép vào ai đi hết mùa Đông lạnh?(bài 1-câu đầu tiên)”.Đúng là 1 câu thơ hay,1 câu hỏi gợi biết bao ý,cung bậc cảm xúc,nỗi niềm:vui-buồn- khắc khoải – cô đơn đối với độc giả.Tôi nghĩ đây là 1 bài thơ 1-2-3 hay mà tôi đã đọc,xem & rung động.
-Bài 2:”Chị đan buồn dệt nhớ mấy mùa Đông.”.
Theo tôi,sao bạn Hà nói đến “chị”(nhân vật thứ ba,mà không nêu trực tiếp “anh”-“em”(nhân vật chính,có khi là tác giả- người làm thơ.v.v.).Bạn Hà ơi!Tôi hỏi bạn:Có phải làm thơ là để trãi lòng mình phải không?Vậy thì phải chi bạn nêu: “Tôi”(hoặc là “em”)thì câu thơ có phải “hay” hơn là “chị” phải không?Tất nhiên,tôi hiểu làm thơ & dùng từ,đặt câu trong thơ là tùy mỗi tác giả(cá thể riêng)& không ai có quyền bình & luận.Tôi mong bạn Hà thứ lỗi,vì tôi là người thích đọc & bình thơ.Thật ra,câu thứ 2 & thứ 3 trong bài không phải là “không hay” nhưng theo tôi là “không truyền cảm” đến với người đọc thơ với lý do:nét chữ chắc chắn không rét run & câu thơ không nằm co buốt lạnh mà chính xác chính lòng chị(nhân vật trong thơ)đang lạnh vì khắc khoải-cô đơn & nhớ…ai đó!Tôi nghĩ nếu như bạn Hà đổi & thay từ “chị” = từ “em”,đảo vị trí ngữ,từ “…dệt nhớ mấy mùa Đông.” thành “…dệt mấy mùa Đông nhớ!…” thành câu: “Chị đan buồn dệt mấy mùa Đông nhớ.” trở thành câu hay (so với câu bạn đã dùng & truyền cảm ý mạnh mẽ đến với độc giả hiệu quả hơn).Và câu 1 này sẽ dẫn dắt,gợi mở ý cho các câu thơ sau=Bài thơ hay,từ & câu thơ biểu cảm đối với độc giả(bằng cách đảo từ ngữ như tôi đã bình & luận).Tôi mong bạn Hà thứ lỗi & BBT- BLĐ trang vanhocsaigon.com bỏ qua.Tôi xin chào thân mến.