Rasul Gamzatov – dũng sĩ thi ca của xứ Daghestan

VHSG- Nhà thơ Rasul Gamzatov có biệt tài hài hước. Ông rất yêu chuyện tiếu lâm cũng thường hay lặp lại những lời châm chọc hóm hỉnh, vui nhộn của người khác. Khi tại Liên bang Xô Viết diễn ra chiến dịch bài trừ tệ nạn uống rượu, một lần Rasul đến Hội Nhà văn Trung ương Nga – Xô Viết và tuyên bố: “Không nên đãi bạn một cốc rượu ở nơi này. Muốn mời bạn uống rượu thì về nhà mình mà uống”. Thời còn là sinh viên Rasul xếp hàng cùng bạn đồng môn ở nhà ăn. Có một cô gái nhân viên tỏ ra rất có văn hóa. Khi sinh viên thứ 10 nói với cô ta: “Cho 1 ly cà phê”. Cô gái quay mặt đi. Đến lượt Rasul, ông nói: “Làm ơn cho tôi một ly cà phê”, cô gái liền mỉm cười. Và Rasul nói thêm: “Và một khúc bánh mì nhãn hiệu phải hành xử cho văn hóa!”.

Nhà thơ Rasul Gamzatov

BƯỚC TRƯỞNG THÀNH

Người thầy về văn học của nhà thơ người dân tộc thiểu số Avar, Rasul Gamzatov chính là cha ông, Gamzat Sadasa. Người cha thường kể cho cậu con nghe những câu chuyện cố tích, truyện dân gian; hát cho con trai nghe những bài ca và luôn luôn giúp cậu bé ghi nhớ những câu chuyện thần thoại của dân tộc mình. Bản thân ông Gamzat cũng sáng tác thơ mà ngay từ thuở còn niên thiếu Rasul đã thuộc lòng những bài thơ này. Với thời gan, chàng thanh niên Rasul Gamzatov bắt đầu làm thơ và cho in trên tờ Người Bolsevist trên núi cao ở địa phương, với bút danh mang tên cha mình – Sadasa. Ít lâu sau dưới mỗi bài thơ nhà thơ trẻ ghi tên thật của mình. Muốn tên âm vang, dễ nhớ hơn nhà thơ ghi thêm đầu đủ là Rasul Gamzatov.

Một lần, năm Rasul Gamzatov 25 tuổi, cùng với một người bạn đã tới dự một cuộc mính tinh chống lại những người hoạt động văn học. Ở cuộc mít tinh đó chàng trai trẻ Rasul cùng những người khác  tích cực lên tiếng chống lại nữ thi sỹ Nga Anna Akhmatova và nhà văn Nga Mikhail Josenko. Nhà thơ không bao giờ lẩn tránh câu chuyện này. Mỗi lần kể ông luôn nhắc lại, ông rất xấu hổ vì không biết do nguyên nhân nào ông đã tham dự vào việc đó.

NGƯỜI THÍCH KỂ CHUYỆN VUI

Rasul Gamzatov có biệt tài hài hước. Ông rất yêu chuyện tiếu lâm cũng thường hay lặp lại những lời châm chọc hóm hỉnh, vui nhộn của người khác. Khi tại Liên bang Xô Viết diễn ra chiến dịch bài trừ tệ nạn uống rượu, một lần Rasul đến Hội Nhà văn Trung ương Nga – Xô Viết và tuyên bố: “Không nên đãi bạn một cốc rượu ở nơi này. Muốn mời bạn uống rượu thì về nhà mình mà uống”. Thời còn là sinh viên Rasul xếp hàng cùng bạn đồng môn ở nhà ăn. Có một cô gái nhân viên tỏ ra rất có văn hóa. Khi sinh viên thứ 10 nói với cô ta: “Cho 1 ly cà phê”. Cô gái quay mặt đi. Đến lượt Rasul, ông nói: “Làm ơn cho tôi một ly cà phê”, cô gái liền mỉm cười. Và Rasul nói thêm: “Và một khúc bánh mì nhãn hiệu phải hành xử cho văn hóa!”.

Trên nguyên tắc Ramsul Gamzatov không sáng tác thơ bằng tiếng Nga. Ông luôn cho rằng thi tứ thật sự của dân tộc mình cần phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ Avar – nơi ông sinh ra, lớn lên, được học hành. “Tôi có rất nhiều những người phiên dịch tuyệt vời – nhà thơ dí dỏm – Họ có thể dịch những bài thơ kém của tôi trở thành bài thơ hay bằng tiếng Nga. Nếu không có những người phiên dịch này, có lẽ không một ai và không bao giờ người ta biết tôi là ai”.

Bức tranh về Rasul Gamzatov và đàn sếu

NHỮNG CHÚ SẾU BAY ĐẾN TẬN NHẬT BẢN

Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Rasul Gamzatov và bài “Những con sếu” đã trở thành lời của một bài hát hay, phổ biến tại Nga và tất cả các nước cộng hòa trong liên bang. Gắn liền với bài thơ được trở thành một bài hát này có một câu chuyện đã trở thành giai thoại văn học. Một lần Rasul Gamzatov sang thăm Xứ sở Hoa anh đào. Chủ nhà mời ông tới thăm khu tưởng niệm những nạn nhân bom nguyên tử ở thành phố Hirosima. Tượng đài ấy được kết bởi rất nhiều những con sếu trắng. Chuyện kể rằng, một cô gái Nhật tên là Sadaki Sasako từng mơ ước được gấp bằng giấy cả ngàn con sếu trắng, nhưng cô gái đã không kịp thực hiện giấc mơ của mình thì đã chết bởi chất nhiễm xạ 10 năm sau vụ bom nguyên tử. Rasul Gamzatov quá xúc động vì câu chuyện này. Khi nhà thơ đang ở thăm Nhật Bản thì ông nhận được tin không vui – bà mẹ của ông từ trần. Như chính nhà thơ kể lại, ngồi máy bay trên đường về nhà, ông nhớ tới mẹ mình, cha mình và tất cả những ai đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh 1941-1945. Và thế là tứ thơ “Những con sếu” nẩy sinh. Thật ra, thuở mới xuất hiện lời bài thơ hơi khác: “Một đôi khi tôi có cảm giác những chàng trai thân thể đẫm máu, trở về với chúng ta trên những cánh đồng. Anh em không khóc nức nở thở than đâu mà họ đã biến thành những con sếu trắng…”. Chính với những dòng thơ như vậy, bài thơ đã được tin trên tạp chí Thế giới mới. Ca sỹ Xô Viết nổi tiếng Mark Barnhes đã đọc được bài thơ này. Và bạn ông là Naum Gregnhev đã sửa chữa lời bài thơ một chút. Và nhạc sỹ Ianu Frenkeliu đã biến thành một bài hát.

Rasul Gamzatov đã vĩnh biệt cõi đời vào ngày 3 tháng 11 năm 2003. Nhưng buổi lễ trọng thể vinh danh nhà thơ đã diễn ra trước đó vào dịp kỷ niệm ông 80 tuổi. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao tặng ông Huân chương cao quý dành cho những văn nghệ sỹ đóng góp xuất sắc nhất trong lĩnh vực văn học nghệ thuật của Liên bang Nga.

Những ngày cuối đời, tuy sức khỏe sa sút Rasul Gamzatov tiếp tục làm thơ và các tạp chí vẫn in những vần thơ mới của ông. Từ một trong những bài thơ này, ông viết: “Bạn thân mến của tôi, chàng dũng sĩ sắp bước đến giây phút hoàn thiện của mình. Chàng vẫn bước đi bằng sức mạnh của tình yêu. Để tới với thánh Alla, mong Người bỏ qua mọi lỗi lầm anh đã gây ra…”

TÔ HOÀNG

Theo báo chí Nga

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *