Thơ 1-2-3 Nguyễn Quỳnh Anh: Trước Cúc Phương tôi cấu trúc lại mình

VHSG- “Người đã xa mấy độ thu về/ Khúc giao mùa ta đợi mấy trăng qua”. Một mùa thu nữa đã về mà người vẫn xa, trong nỗi nhớ nhung ấy Nguyễn Quỳnh Anh lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên, lịch sử: “Cây chen cây xanh mát những vạt rừng/ Động Người Xưa vọng những bước tiền nhân” từ Ninh Bình hào khí đến Yên Tử linh thiêng: “Bỏ lại ngai vàng điện ngọc/ Người về núi thẳm rừng sâu/ Tùng trúc biếc xanh, nhởn nhơ mây trắng”. Người thơ lắng nghe, chiêm nghiệm rồi “cấu trúc lại mình”, trở về với làng mình mùa Vu Lan, cũng là trở về với tuổi thơ và bản ngã trong nỗi thương nhớ khôn nguôi: “Niết Bàn muôn nẻo, nào đâu bóng mẹ dáng cha?/ Câu kinh tiếng mõ, cánh cò cánh vạc xa xa cuối đồng”.

Nhà thơ Nguyễn Quỳnh Anh

Cuộc vận động sáng tác thể thơ mới 1-2-3 sau gần 4 tháng phát động đã nhận được hơn 310 chùm thơ của gần 140 tác giả khắp trong và ngoài nước gửi về tham dự và đã đăng tải giới thiệu gần 260 chùm thơ trên Văn Học Sài Gòn.

Thời gian gần đây liên tục xuất hiện nhiều cây bút tham gia những chùm thơ 1-2-3 chất lượng như: Trần Thế Vinh, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Quỳnh Anh, Đinh Hạ, Hồ Loan, Lê Văn Hiếu, Nguyễn Trọng Văn, Đỗ Toàn Diện, Mai Thìn, Lê Thanh Hùng, Trần Mai Ngân, Đỗ Quảng Hàn, Từ Dạ Linh, Nguyễn Thị Thanh Long, Nguyễn Bá Hòa, Trần Thanh Dũng, Nguyễn Tấn On, Nguyễn Thị Thanh, Lương Mỹ Hạnh, Phạm Hồng Soi, Nhất Mạt Hương, Quách Mộc Ngôn, Vũ Lam Hiền, Khét, Phạm Quỳnh Loan, Vũ Hà, Vương Thanh Lan, Cao Ngọc Toản, Hoài Thơ, Hồ Trung Chính, Chử Lê Hoàng Điệp, Thái Bảo – Dương Đỳnh, Tuấn Phạm, Nguyễn Đức Bá, Hà Vinh Tâm, Huỳnh Thanh Liêm, Nguyễn Thị Hạnh, Phan Xuân Hậu, Nguyệt Lê, Mai Lệ Hằng, Hạ Như Trần,…

Xin lưu lý thể lệ: Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.

Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.

Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.

Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.

Hàng tháng, Ban biên tập VHSG sẽ chọn những chùm thơ 1-2-3 hay để trao Tặng thưởng, ưu tiên khuyến khích những tác giả có nhiều chùm thơ được chọn đăng. Đồng thời, trên cơ sở toàn bộ thơ 1-2-3 đăng trên VHSG cả năm sẽ tuyển chọn mỗi tác giả 5 bài vào chung khảo để cuối năm bầu chọn ít nhất là 5 tác giả trao Giải thưởng “Thơ hay 1-2-3” và xuất bản sách. Hội đồng chung khảo gồm các cây bút có kinh nghiệm và uy tín.

Giá trị tặng thưởng và giải thưởng gồm tiền mặt và quà lưu niệm, được sự tài trợ của các đơn vị: Báo Đất Việt, Tạp chí Môi Trường & Đô Thị Việt Nam, Công ty TNHH Dược phẩm Phú Mỹ – PMPHARCO, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Thiên Bút, Công ty TNHH Luật Thành Văn.

Chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà tài trợ cùng sự tham gia nhiệt tình của bạn thơ và mong tiếp tục đón nhận các chùm thơ 1-2-3 mới trên tinh thần “Sáng tạo & Nhân văn”!

 

Hình như trời đã sang thu

 

Tiếng chim gù vòm nhãn đưa hương

Na mở mắt trái bưởi vàng rám nắng

 

Hương thị mát lành từ câu chuyện cổ

Người đã xa mấy độ thu về

Khúc giao mùa ta đợi mấy trăng qua.

 

Gom bao đời cây lá

 

Để xanh rừng nguyên sinh

Chò đứng đợi một ngàn năm có lẻ

 

Cây chen cây xanh mát những vạt rừng

Động Người Xưa vọng những bước tiền nhân

Trước Cúc Phương tôi cấu trúc lại mình.

Bỏ lại ngai vàng điện ngọc

 

Người về núi thẳm rừng sâu

Tùng trúc biếc xanh, nhởn nhơ mây trắng

 

Đối cảnh lẽ Thiền giản dị

Đói ăn mệt nghỉ, có báu thôi tìm

Lặng lẽ Đầu Đà bảo tháp nào đợi tôn xưng Phật hoàng.

 

Khi bước lên độ cao 1470 mét

 

Gỗ sa mộc bao đời nắng gió bão giông

Ngàn năm vững chãi cột cờ Lũng Cú

 

Những nếp nhà lặng lẽ cùng đá

Người bao đời từ đá lớn lên

Năm tư sắc màu dân tộc thiêng liêng tiếng nói chủ quyền.

 

Ta về làng giữa tiết Vu Lan

 

Mưa Ngâu rả rích

Trái thị thoảng hương vườn cũ

 

Đỏ xanh vàng tím tro tàn

Niết Bàn muôn nẻo, nào đâu bóng mẹ dáng cha?

Câu kinh tiếng mõ, cánh cò cánh vạc xa xa cuối đồng.

 

NGUYỄN QUỲNH ANH (NINH BÌNH)

________________________________

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:

https://pmpharco.com/
https://pmpharco.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *