Hồn cát đồng trinh ướp đá// Khóc dưới chân tường vôi/ Ngọn gió nhiệm màu mang hạt nắng nồng hơi// Mở gông cùm giải thoát sắc pha lê óng ánh/ Mùa xuân dang rộng cánh/ Trinh nữ bay về phía tôi

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Một nốt nhạc bổng vừa trầm lòng tha nhân
Cả đời say mê thổi linh hồn vào chữ
Trải tâm hình trên góc cạnh nhân sinh
Hơn bảy thập niên làm lãng tử đa tình
Chưa thỏa hết tang bồng cùng mây gió
Phú Quang về trời, xanh “Nỗi nhớ mùa đông”
Ngôn ngữ trái tim không ngoa lời giả dối
Chỉ cất lên bản ngã giọt máu hồng
Dịu ngọt chưng về từ phù sa lấp lánh những dòng sông
Không ám muội như module thần kinh chập chờn tự chủ
Chợt dại khờ chỉ làm đau quá khứ
Tim nóng nghẹn lời rỉ máu lòng sâu!
Sôi động loài người giấu hồn vào lòng đất
Những giải phẫu tầng âm
Vén màn bức tranh khất thực
Bằng vết xé thời gian chạy ngược
Bằng những linh thông bàn tay và khối óc xám khổng lồ
Phục sinh bí ẩn thời đại
Xương máu cha ông cô kết nỏ Kim Quy
Mùa chống xâm lăng sôi bốn ngàn năm lịch sử còn ghi
Trổ sau chiến công là hạt vàng chuỗi ngọc
Gieo giữa tháng ngày nằm gai nếm mật
Và phương đường lung linh tầm vóc
Giống tiên rồng hoá cơn lốc mũi tên!
Trong mơ, tôi bắn vào con quái thú bóng đêm
Bằng mũi tên ánh sáng
Với chiếc nỏ mặt trời
Trả lại thanh xuân vạm rỡ nụ cười
Choàng thánh thiện lên vai hắc ám
Và bóng đời xanh thẳm đón mùa trăng!
Tháng mười hai ẩn mình vào chái bếp
Trên lớp bồ hóng pha sương
Chiếc lược thời gian chải bạc mái đầu
Trải ngọt ngào vào rốn nhau lớp lớp
Hương vị cất chưng từ hơi lửa yêu thương
Bếp mẹ hiền sưởi ấm những mùa đông!
Hồn cát đồng trinh ướp đá
Khóc dưới chân tường vôi
Ngọn gió nhiệm màu mang hạt nắng nồng hơi
Mở gông cùm giải thoát sắc pha lê óng ánh
Mùa xuân dang rộng cánh
Trinh nữ bay về phía tôi
Tôi viết lên ngực biển em
Những dòng sông màu đỏ
Những cánh hoa đào bay
Những mùa xuân tung tăng bên đàn em nhỏ
Như nguồn cội quê hương
Ai đi xa cũng nhớ!
Chiều muộn qua Sông Hương
Mắt led Trường Tiền loang loang chớp nháy
Gió ru tình liếc phím điệu Nam Ai
Dốc Nam Giao nghiêng mơ trăng Vĩ Dạ
Bến Vân Lâu sương rơi buồn chi lạ…
Nước chảy đôi bờ, em xanh quá ký ức tôi!
Tháng 12.2021
NGUYỄN TRỌNG LĨNH
Góp ý cho chùm thơ 1-2-3 của tác giả Nguyễn Trọng Lĩnh(tháng 12/2021).
-Bài số 8 & 9:
Tôi viết lên ngực biển em(câu 1-bài 8)
Những dòng sông màu đỏ(câu 2)
Những cánh hoa đào bay(câu 3)
Những mùa xuân tung tăng bên đàn em nhỏ(câu 4)
Như nguồn cội quê hương(câu 5)
Ai đi xa cũng nhớ!(câu 6)
***
Chiều muộn qua Sông Hương(câu 1-bài 9)
Mắt led Trường Tiền loang loang chớp nháy(câu 2)
Gió ru tình liếc phím điệu Nam Ai(câu 3)
Dốc Nam Giao nghiêng mơ trăng Vĩ Dạ(câu 4)
Bến Vân Lâu sương rơi buồn chi lạ…(câu 5)
Nước chảy đôi bờ, em xanh quá ký ức tôi!(câu 6).
-Tôi đọc qua các bài trước(từ bài 1 đến bài 7)thì thấy tác giả Lĩnh cũng đã khái quát lên được những “ý thơ” muốn nói,muốn “giãi bày” đến với độc giả.Nhưng muốn nói là “thơ hay”- “ý tứ lạ” thì riêng tôi thấy là tác giả Lĩnh làm “chưa đạt” lắm!Ví dụ như bài thơ 1:Ý của tác giả Lĩnh là ca tụng & tiếc thương nhạc sỹ Phú Quang tài hoa nhưng tại sao lại buông 1 câu:
“Cả đời say mê thổi linh hồn vào chữ”(câu 2-bài 1).Thật ra,Phú Quang là nhạc sỹ,ông đâu phải là nhà thơ đâu!Vậy mà,tác giả Lĩnh buông 1 câu như trên.Tôi không biết là tác giả Lĩnh có “nhầm” không???Vậy nhạc sỹ Phú Quang là nhà thơ hay nhạc sỹ đây anh Lĩnh???
-Trong bài 2:” Ngôn ngữ trái tim không ngoa lời giả dối.”.Tác giả Lĩnh lại ghi 2 câu:
“Chỉ cất lên bản ngã giọt máu hồng
Dịu ngọt chưng về từ phù sa lấp lánh những dòng sông”.
Và trong 2 câu này,tôi thấy tác giả Lĩnh dùng từ bị “lệch” đi sẽ dẫn đến ý câu cũng bị “lệch ý” luôn & làm cho độc giả “hiểu nhầm” ý thơ.v.v.Ví như (tôi xin trích lại & lý giải như sau):
*cụm từ,ngữ:”bản ngã” trong câu “Chỉ cất lên bản ngã giọt máu hồng”(tác giả Lĩnh đã dùng & ghi) = Ý câu này “vụng” nghĩa(theo tôi).Tại sao?Vì nếu thay từ “bản ngã” = từ “bản chất” thì “chuẩn” & “hay hơn” rất nhiều.Thường thì từ “bản ngã” nói về “cái tôi”,mang nghĩa liên quan với “con người” .v.v.*cum từ: “Không ám muội như module thần kinh chập chờn tự chủ”= Ý nghĩa gì đây???Nếu thay từ “module” = từ “dãy”(hoặc từ “dây” có phải “chuẩn không cần chỉnh” -“dễ hiểu” & “hay” đối với độc giả phải không anh Lĩnh?
-Tiếp theo,tôi xin góp vài ý cho bài 8 & bài 9:
*”Tôi viết lên ngực biển em”(câu 1).Tôi đọc & cảm thấy tác giả Lĩnh làm thơ,diễn ý hình như là “dang dở”=>Ý của bài thơ chưa hết thì phải.Ngay chính câu đầu tiên(câu 1)-tên bài thơ tôi đọc mãi vẫn chưa hiểu là ý gì đây?Có phải nó đáp ứng được tính hô(vế đối) hay không trong thơ 1-2-3 để rồi thỏa mãn tính ứng(vế đáp)ở câu cuối:”Ai đi xa cũng nhớ!”(câu 6)? => Bài thơ “dở dang” & “tệ” quá!Có thể là ý thơ là nói về “em”; về “biển” chưa hết,tác giả lại nhảy qua & kết thúc bằng ý “nguồn cội quê hương.
Ai đi xa cũng nhớ!” = Giống như tác giả diễn ý chưa xong,vội nhảy qua ý khác cho phù hợp tính hô-ứng của thơ 1-2-3.Thật ra,tính hô-ứng của bài thơ số 8,tôi chẳng thấy đâu mà chỉ thấy bài thơ có ý “dở” thì có chắc luôn(100%).*”Chiều muộn qua Sông Hương”(bài số 9-câu 1).
-Tại sao,tác giả Lĩnh ghi viết ra câu: “Mắt led Trường Tiền loang loang chớp nháy”(câu 2).Vì sao,anh Lĩnh không ghi: “Đèn led Trường Tiền loang loáng chớp nháy” đi có phải độc giả “dễ hiểu” & “thích đọc thơ” của anh hơn không???Còn nếu anh Lĩnh ghi & dùng từ: “Mắt led” thì người đọc thơ anh,họ sẽ không hiểu “mắt led” là mắt gì đây???Thực ra & chính xác là từ anh Lĩnh đã dùng trong bài thơ trên không phải “từ lạ” theo kiểu xu thế,theo phong trào hiện nay là “công nghệ,thời đại máy móc-điện tử 4.0) cho nên từ & ngữ cũng phải dùng theo cho hợp đâu,anh Lĩnh ơi!Nếu anh Lĩnh cứ như vậy,tôi e rằng anh sáng tác,làm thơ thì “không có ai” đọc thơ của anh đâu.*Câu: “Gió ru tình liếc phím điệu Nam Ai”(câu 3) => Tôi hỏi anh Lĩnh nghe:cụm từ”tình liếc phím” trong câu 3 này có nghĩa chi vậy???Tôi đọc & ngâm nga để rồi cảm thấy thơ của anh “khó hiểu” quá!Người ta thường nói & hiểu “tình hờ ” là tình thoáng qua,chóng vánh.Ở đây,anh Lĩnh lại dùng “tình liếc”.Vậy “tình liếc ” là tình gì hở anh Lĩnh???
Vài lời góp ý cho thơ 1-2-3 của anh.Tôi mong anh Lĩnh thứ lỗi,BBT-BQT trang vanhocsaigon.com bỏ qua.Tôi chào anh & quý Trang trân trọng.