Cô hỏi em về hoàn cảnh gia đình// “Khổ!”- em nhỏ nhẻ câu trả lời cộc lốc/ “Ông bà làm mía, bố chăn dê, mẹ bỏ em đi mất”// Lời nói hồn nhiên đứa trẻ mười ba làm đau thắt tim người/ Một từ “khổ” thôi thốt ra từ khô khốc đôi môi/ Cô muốn em biết vươn lên từ đấy.

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Cô hỏi em về hoàn cảnh gia đình
“Khổ!”- em nhỏ nhẻ câu trả lời cộc lốc
“Ông bà làm mía, bố chăn dê, mẹ bỏ em đi mất”
Lời nói hồn nhiên đứa trẻ mười ba làm đau thắt tim người
Một từ “khổ” thôi thốt ra từ khô khốc đôi môi
Cô muốn em biết vươn lên từ đấy.
Cứ ám ảnh câu trả lời tỉnh qoeo, khô khốc
Từ đứa học trò nghèo
Trong lớp học của tôi
Điều em mong giản dị với nhiều người
Nhưng với em, với cả tôi…
Nó hoàn toàn xa xỉ!

Tiên bụt ở trong tim, tôi vẫn hằng tin thế
Khi ta biết thiện lương
Điều tốt đẹp rất gần
Tôi vẫn tin rằng đời sẽ rất công bằng
Chẳng lấy hết của ai
Và chẳng bao giờ cho ai tất cả
Cậu học trò nghèo đôi bàn tay tím ngắt
Giá rét miền rừng chẳng biết thương
Những đầu trần manh áo mỏng tang
Em vẫn đến trường
Miệng hà hơi mong bàn tay đỡ cóng
Con đường dài còn gian nan lắm
VÕ HOÀNG PHƯƠNG