Sự im lặng của những quân vương

VHSG- Một nhà báo Đức bực bội vì Tổng thống Vladimir Putin và hàng loạt người đứng đầu các nước không gửi ngay lời chúc mừng Joe Biden với chiến thắng trong các cuộc bầu cử mà báo chí Mỹ vừa công bố. Ngày nhậm chức tổng thống chính thức của Biden còn xa, nhưng tác giả của bài báo cũng cho rằng những chính khách không lên tiếng kịp thời chắc thuộc cùng một phe cánh chống Mỹ.   

 

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu chiến thắng hôm 7.11. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, các Thủ tướng: Angela Merkel của Đức, Benjamin Netanyagu – Israel, Boris Johson – Anh, Justin Trudeau – Canada và Narendra Modi – Ấn Độ,… Danh sách những người đứng đầu các nước, trực tiếp hay gián tiếp đã gửi điện chúc mừng ứng cử viên của Đảng Dân chủ Joe Biden với chiến thắng lớn của ông này.

Nhưng cũng không ít những nguyên thủ quốc gia cho tới nay vẫn giữ sự im lặng lạnh lùng: Lãnh tụ Bắc Triều tiên Kim Jong Un, người đứng đầu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ Peijep Taiip Erdogan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và xếp đầu bảng là ông chủ Điện Kremly Vladimir Putin.

Bốn năm trước khi Donal Trump chiến thắng trong cuộc chạy đua với Hillary Clinton, Tổng thống Nga ngay trong những giờ đầu tiên đã gửi điện chúc mừng.

Bây giờ viên cựu sỹ quan điệp viên KGB không vội vã.

“Putin – đó là một người lính cừ khôi và ông ta sẽ không ngoe nguẩy cái đuôi của mình trước những địch thủ” – nhà phân tích chính trị nổi tiếng của Điện Kremly Sergei Narkov đã trả lời phỏng vấn của tờ New York Time như thế khi bình luận về sự khác biệt giữa năm 2016 và năm 2020.

Nhưng ý kiến ấy cũng không làm sáng tỏ mọi điều. Nói đúng ra Putin sẵn sàng đối phó với thời kỳ băng giá mới trong quan hệ giữa Moskva và Washington. Và với điều đó ông ta hoàn toàn có đủ cơ sở.

Tuy Trump cũng không thực hiện được niềm hy vọng của Nga trong việc làm xích gần lại nhau trong quan hệ giữa Washington và Moskva, nhưng những bước đi về phương diện đối ngoại của ông ta trong một mức độ đáng kể cũng phù hợp với nguyện vọng của Điện Kremly. Trump đã phê phán kịch liệt và làm yếu đi liên minh với phương Tây. Và Trump bình thản quan sát Nga đã tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới như thế nào.

Khác với Trump, tổng thống vừa trúng cử Joe Biden ngay trong quá trình cộng tác dưới triều Obama đã tạo ra ấn tượng không thể hoài nghi rằng Biden đã coi Nga như một trong những mối hiểm họa an ninh chủ yếu nhất đối với Hoa Kỳ. Biden hứa sẽ phục hồi lại quan hệ bị trục trặc với Liên minh châu Âu. Biden tích cực ủng hộ những chính khách thân phương Tây tại Ucraina – xứ sở đang là ngòi nổ với nước Nga.

Cũng có thể Putin đã tự biến mình thành địch thủ nguy hiểm ngay trong xứ sở của ông ta, vì vậy thủ lĩnh phe đối lập Aleksei Navalnưi trên trang twitte của mình đã chúc Joe Biden và Phó tướng của ông ta – bà Kamala Harris mọi điều tốt lành. Aleksei Navalnưi chúc nhân dân Mỹ vì “cuộc bầu cử tự do và trung thực” và việc Biden thắng cử sẽ là nhát kiếm gián tiếp chọc sau lưng chế độ Putin, nơi luôn luôn có những sự can thiệp vào các cuộc bầu cử tại nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP.

Đương nhiên, ở Moskva cuộc bầu cử của người Mỹ bị chỉ trích nhiều mặt. “Đó là một quốc gia đang rối tung. Bây giờ có sự đảo lộn của Biden khiến Trump lo sợ” – Bình luận viên truyền hình Nga Mikhail Leochiev đã nói như vậy.

Mikhail Leochiev nói tiếp: “Tất cả dường như đang trên mặt trống, nếu giả như những chàng trai kia không khoét cho chúng ta những lỗ thủng thì người tạm thời chiến thắng sẽ khoét cho cả thế giới những lỗ thủng. Đơn giản là cái sứ mệnh mà ông ta sắp vác lên vai nói lên điều đó”.

Chính vì vậy trong vài tuần lễ trở lại đây, khi chiến thắng của Biden có vẻ càng ngày càng hiện thực hơn, Putin càng giữ khoảng cách với Trump. Ví như Putin cũng không tạo cơ hội cho người Cộng hòa này giữ một vị trí quan trọng trong đường lối đối ngoại khi Trump từ chối thảo luận phương án mới của thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân.

Putin không chỉ là nguyên thủ duy nhất không lên tiếng trước chiến thắng của Biden. Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cũng giữ một thái độ im lặng. Trump là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đã gặp Kim, chính Trump đã nâng cao vị thế quốc tế của Kim và chưa hề làm một bước lùi. Về Biden, IL tuyên bố: “Chỉ số IQ của ông này thấp”.

Hiện tại Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chưa lên tiếng chúc mừng Biden. Nhưng, nói đúng hơn ông Tập cũng không tỏ rõ thái độ gì đối với những ai tỏ ra buồn bã với thất bại của Trump. Bởi Trump đã là người khởi xướng cuộc chiến tranh thương mại đối với Bắc Kinh và đổ trách nhiệm cho chế độ của Tập đã làm lây lan dịch bệnh Covid sang Mỹ. Ông Tập cũng đợi xem Biden sẽ tiếp tục chính sách nghiệt ngã đối với Trung Quốc hay không?

Với biệt danh là “Trump của vùng nhiệt đới”, Tổng thống Brasil Jair Bolsonaro, người có hẳn một đối sách với virus corona cho rằng Trump vẫn đang điều hành Nhà trắng nên hiện tại cũng chưa gửi lời chúc mừng. Quốc vương Ảrập Xêut Mohammad bin Salman cũng vậy. Trước đây Trump đã tránh phê phán quốc vương liên quan tới việc giết hại nhà báo Jamalia Hasogti chính vì muốn để giữ Mohammad tiếp tục là đồng minh tại Trung Đông.

Thế giới sẽ căng thẳng theo dõi xem, vị Tổng thống Hoa kỳ tiếp theo sẽ ứng đối với các quân vương thời hiện đại này ra sao…

TÔ HOÀNG

Theo bản dịch qua tiếng Nga của báo Bild – Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *