VHSG- Tận cùng đau đớn hay trên đỉnh thăng hoa đều mang lại xung động cho trái tim thi ca. Còn thơ mộng nào bằng “Đêm chiêm bao dẫn lối chim về/ Và sú vào miệng ta/ vài tiếng hót”. Còn hạnh phúc nào bằng khi “Em nhúng nụ hôn vào biển/ Rồi vội vàng gửi về núi cho anh”. Cả khi “Sống một mình và tưởng tượng” thì nhà thơ Lê Văn Hiếu ở đồi núi Lâm Đồng vẫn có sự thăng hoa riêng mình qua thơ 1-2-3: “Nhà ta có Tiên khi vắng bóng đàn bà con gái/ Đến ý nghĩ ngoại tình – cũng không em…”

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm của tác giả muốn biểu hiện.
Hàng tháng, Ban biên tập VHSG sẽ chọn những Chùm thơ 1-2-3 hay để trao Tặng thưởng. Đồng thời, trên cơ sở toàn bộ thơ 1-2-3 đăng trên VHSG cả năm sẽ tuyển chọn mỗi tác giả 5 bài vào chung khảo để cuối năm bầu chọn ít nhất là 5 tác giả trao Giải thưởng “Thơ hay 1-2-3”, xuất bản sách. Hội đồng chung khảo gồm các cây bút có kinh nghiệm và uy tín. Giá trị tặng thưởng và giải thưởng gồm tiền mặt và quà lưu niệm.
VHSG đã nhận rất nhiều chùm thơ 1-2-3 gửi về và đang tuyển chọn giới thiệu dần. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tham gia của bạn thơ và mong tiếp tục đón nhận các chùm thơ mới trên tinh thần “Sáng tạo & Nhân văn”!
Chiêm bao tiếng hót
Một cánh chim vừa rời xa ta
Một cánh chim vừa vỗ cánh trong lồng ngực ta buông buốt
Đêm chiêm bao dẫn lối chim về
Và sú vào miệng ta
vài tiếng hót
Bóng chim
Tôi là người đàn ông cuối cùng
Tôi không muốn thế
Tôi là người – có dấu chân hằn sâu trong em – có thể
Một con chim trời bay qua
Chợt nhớ bóng con chim trời xưa cũ…
Nụ hôn biển
Em nhúng nụ hôn vào biển
Rồi vội vàng gửi về núi cho anh
Anh đón nhận mà lòng ngờm ngợp gió
Một chút bùi bùi
Một chút mằn mặn – rất em…
Sống một mình và tưởng tượng
Những món ăn nồng khói đến nhức mũi – ta thích
Chỗ ta nằm phẳng phiu và đẫm hương
Cốc rượu đêm rót vừa ngụm – Hay là nhà ta có…?
Nhà ta có Tiên khi vắng bóng đàn bà con gái
Đến ý nghĩ ngoại tình – cũng không em…
Men tình
Người rượu rỡ mình khi nghe cấm rượu
Từ đây chỉ mỗi một men
Uống đôi mắt em, uống đôi môi em,
Và uống tình nồng
để mềm nhũn trước em
Đắm
Tôi tiếng chiêng ngân
Tôi vang chính mình
Tôi vít cong cần rượu
Tôi chìm trong rượu
Tôi bơi…
LÊ VĂN HIẾU
(LÂM HÀ – LÂM ĐỒNG)
____________________________
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:
Công ty TNHH Luật Thành Văn
Địa chỉ: 371/16 Hai Bà Trưng, P8, Q3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 22293179
Hotline: 0916. 631. 348 (Mrs. Nguyễn Lệ)
- Chùm thơ 1-2-3 Nguyễn Thị Lai: Con ước mình bé lại thuở thơ xa
- Nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Không dùng cái xấu kích thích trí tò mò của công chúng
- Tri thức truyền thống qua một vài hiện tượng ngôn từ
- Thơ 1-2-3 Nguyễn Thị Lai: Tiếng trống tựu trường gõ nhịp thu sang
- Thơ 1-2-3 Lê Đỗ Lan Anh: Giấc mơ được hình thành bởi lòng vị tha
Bình luận,góp ý: Chùm thơ 1-2-3 của tác giả Lê Văn Hiếu:
Tôi xin góp ý riêng bài “Chiêm bao tiếng hót”.
-Xét về ý thơ: Chiêm bao tiếng hót(tên bài) ở câu 1-đoạn 1:Ý khởi động cho bài thơ để độc giả bắt đầu xem & đọc-cảm.
-Nhưng ý ở câu 2,câu 3-đoạn 2: “Một cánh chim vừa rời xa ta
Một cánh chim vừa vỗ cánh trong lồng ngực ta buông buốt”=Vậy, ta chiêm bao một cánh chim ” vừa rời”(cánh chim 1-câu 2),tiếp đến “vỗ cánh”(cánh chim 2-câu 3)=>Theo ý của tác giả thì “ta” chiêm bao mấy-bao nhiêu cánh chim?Là một(hay) hai cánh chim?Nếu “một” cánh(theo tôi thì không thể vừa “rời đi” vừa “vỗ cánh” trong lồng ngực ta buông buốt” được?)Tại sao?Vì “rời đi”(câu 2)=Ý là chim vừa bay đi khỏi ta,nhưng “vỗ cánh”(câu 3)=có ý bay đi,đồng thời cũng được hiểu theo ý chưa bay mà vẫn còn đậu lại nơi ta(Ý của tôi).Ý tôi gợi mở thêm & nhấn mạnh là nếu 1 con chim thì không thể làm 2 động tác “rời đi” & “vỗ cánh” cùng 1 lúc.Còn nếu là 2 con chim thì được,vì chim này rời thì chim khác đến đậu trong lồng ngực ta.Thật ra,theo tôi tác giả Hiếu chưa làm rõ ý của 2 câu thơ này & chọn được ý có nghĩa nhất & sẽ làm cho độc giả cùng đọc,cùng cảm xúc,cùng hiểu như ý của chính tác giả.
Đến câu 4-câu 5-câu 6:-xét ý nếu tác giả nêu “Đêm chiêm bao”,còn tôi có thể nêu “Ngày chiêm bao” được không?=Tôi chấp nhận & theo ý tác giả Hiếu(tôi biết anh Hiếu dùng phép “nhân hóa”.)Nhưng,hai câu “Và sú vào
miệng ta
vài tiếng hót” thì tôi không hiểu ý là tác giả Hiếu muốn nêu ý gì đây???Vì sao?Tôi xin góp ý 2 câu này: “và sú vào miệng ta” câu 5: từ “sú”->nghĩa từ “sú” là gì?người đọc không hiểu từ này(tôi nghĩ chỉ có anh Hiếu hiểu thôi nên mới dùng vào ở câu 5),đến câu 6: “vài tiếng hót” để kết bài thơ 1.Tôi có thể thắc mắc : ta(hoặc tôi)có thể hiểu ngầm trong xuyên suốt bài thơ 1.Nhưng ta hót cái gì đây???Tác giả Hiếu không nêu ra thì làm sao người đọc thơ cảm & hiểu được?Tôi đọc thì càng không cảm & không hiểu luôn.
Hay là chính tác giả Hiếu cũng không muốn nêu ý của mình & để cho người đọc tự cảm & tự hiểu đi để bản thân mình khỏi mất công nêu lên?
Đôi lời góp ý,mong tác giả Hiếu & BQT / BBT vanhocsaigon.com thứ lỗi.
Trân trọng chào,
pnguyenminh37@gmail.com