Sắc màu cuối thu// Heo may vờn kẽ lá/ Rải cánh đồng gió se// Nhuộm lưu ly tím biếc/ Tam giác mạch phớt hồng/ Cỏ lau sẫm vàng nghiêng chao trong gió.

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Sắc màu cuối thu
Heo may vờn kẽ lá
Rải cánh đồng gió se
Nhuộm lưu ly tím biếc
Tam giác mạch phớt hồng
Cỏ lau sẫm vàng nghiêng chao trong gió.
Thu dịu dàng trong ta
Có mẹ vườn rau mướt lá
Cửa nhà sạch sẽ tinh tươm.
Con sáng chiều lên lớp
Tâm an, có mẹ ở nhà
Mẹ, mùa thu dịu dàng đẹp nhất!
Cuối thu trên cao nguyên
Thảo nguyên mênh mông gió lộng
Đồi chè bát ngát sắc xanh.
Những mảnh vườn ngả màu nâu úa
Gọi trái hồng thay áo mơ phai
Ruộng bậc thang nhuộm chín mùa vàng.
Thu dềnh dàng… chờ em
Những ngày qua em bận
Thu vẫn thầm chờ mong
Đậm đà hương hoa sữa
Dã quỳ vàng nên thơ
Cúc họa mi thương nhớ!
NGUYỄN THỊ LAI
- Bi kịch đời thường và thân phận người phụ nữ qua cách nhìn của Hoàng Thanh Hương
- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi là người bị màu sắc thống trị
- Thổ phỉ – Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam – Kỳ 6
- Thơ 123 Vương Thanh Lan: Trang giáo án dày thêm những khoang tàu sương gió
- ‘Văn bản văn học và sự bất ổn của nghĩa’ – lý luận văn học soi chiếu thực tiễn