Gai của hoa hồng// Đàn bà duyên thầm giống như hoa hồng thơm/ Hoa hồng luôn có nhiều gai nhọn!// Hoa hồng thơm khiến cho nhiều người thích/ Đàn bà thông minh quá làm cho đàn ông sợ/ Càng sợ lại càng thích!

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Đàn bà và hoa hồng
Đàn bà đẹp tựa hoa hồng
Hoa nồng nàn khi đàn bà tỏa hương!
Hoa sinh ra để nở
Đàn bà tỏa hương bởi có duyên thầm
Sự quyến dụ vốn chứa đầy gai nhọn!
Gai của hoa hồng
Đàn bà duyên thầm giống như hoa hồng thơm
Hoa hồng luôn có nhiều gai nhọn!
Hoa hồng thơm khiến cho nhiều người thích
Đàn bà thông minh quá làm cho đàn ông sợ
Càng sợ lại càng thích!

Hoa hồng tím
Đẹp tan chảy, những cánh hoa hồng tím
Từng giọt đêm, giọt buồn hiếm trong đời!
Hoa nở một mình
Giữa thế gian cạm bẫy, ồn ào
Sự an nhiên, sâu sắc vụt lên ngôi!
Hỏi hoa?
Vì sao những loài hồng đẹp nhất lại không thơm?
Vì sao những loài hồng ngát thơm lại không đẹp?
Có phải Thượng Đế không cho ai nhiều quá?
Người ta còn biết phải làm gì
Khi hoa kia đã đẹp lại còn thơm?
Say hoa
Hoa đẹp, liệu ngắm mãi có phai?
Người đẹp, liệu nhìn hoài có chán?
Ngắm hoa thay người!
Ngắm người thay hoa!
Chung mùi hương đọng lại!
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Góp ý & luận bàn cho chùm thơ 1-2-3 của tác giả Phạm thị Phương Thảo(Hanoi).
Tôi đọc xuyên suốt chùm thơ 1-2-3( gồm 5 bài) & tôi thấy “chẳng có bài hay” nào trong 5 bài của chị Thảo.Tại sao?
*bài 1: “Đàn bà và hoa hồng”(câu 1).Tại sao chị Thảo lại viết & nêu như vậy ta?Sao chị không nêu: Con gái và hoa hồng có phải “tự nhiên & hợp tình hợp lý” hơn không?Vì hoa là ám chỉ người con gái thanh xuân,đương thì.v.v.Và không một ai nêu hoa là người đàn bà hết a!Tôi nghi là chỉ có một mình chị Thảo nghĩ & nói như trên trong bài 1 thôi!=>Câu 1 chị Thảo làm “dở ” quá do cách dùng từ & ngữ trong thơ quá “vụng” quá!
*Các câu kế tiếp(từ câu 2,3,4,5): Đàn bà đẹp tựa hoa hồng.(2)
Hoa nồng nàn khi đàn bà tỏa hương!(3)
***
Hoa sinh ra để nở(4)
Đàn bà tỏa hương bởi có duyên thầm.(5)
*Do câu(1)chị Thảo dùng từ,ngữ “không chuẩn”,cho nên chị phải sửa,phải tùy chỉnh để dùng từ,ngữ “thích hợp” trong câu,trong thơ để những câu thơ sau “hay” hơn!Nhưng các câu kế tiếp chị Thảo làm & dùng từ,ngữ ngày càng “tệ ” hơn thì phải.Tôi xin dẫn lại:
Đàn bà đẹp tựa hoa hồng.(2)
Hoa nồng nàn khi đàn bà tỏa hương!(3)
=>Hoa tỏa hương,người tỏa sắc,tỏa duyên mới “chuẩn” chứ!Ở đây,chị Thảo nói “lệch” đi(như tôi đã dẫn trên).
Tất nhiên, “hoa sinh ra để nở “(câu 4) chứ không lẽ hoa sinh ra để tàn hay sao chị Thảo?
“Đàn bà tỏa hương bởi có duyên thầm”(câu 5)=Chị Thảo lại nói & viết “lệch” đi!Vì “Đàn bà tỏa sắc bởi có duyên thầm” mới đúng phải không chị Thảo?
*Câu 6(cũng là câu kết bài thơ): “Sự quyến dụ vốn chứa đầy gai nhọn!”.Đúng là cách dùng từ,ngữ,ý trong câu thơ của chị Thảo,tôi phải nói là rất “tệ & vụng” khiến người đọc thơ dễ “hiểu nhầm” ý của tác giả bài thơ(tức là ý của chị Thảo ấy mà).Thay vì chị Thảo dùng từ “quyến rũ” trong câu 6=Ý đúng & chuẩn.Ở đây,chị lại dùng từ “quyến dụ” thành ra ý sai & thiếu đúng đắn=>Độc giả-công chúng đọc thơ sẽ hiểu nhầm(100%) ý của chị Thảo rồi!
Đôi lời góp ý-luận bàn.Tôi mong chị Thảo chú ý & cũng mong chị thứ lỗi cho tôi.Các bài thơ sau tôi cũng có ý đóng góp như bài thơ (1) ở trên.Do ý phản hồi hạn chế bài viết nên tôi dừng.Kính mong BBT-BQT trang vanhocsaigon.com bỏ qua.Tôi chào trân trọng quý ban.