Thơ 1-2-3 Thanh Yến: Vết tích bầy đàn nương gió lên cao

Cùng tôi tự thú trước ban mai// Lẩn khuất đâu đây gương mặt nhìn lợm giọng/ Cay độc phun ra qua lời nói ngọt ngào// Bóng loang gương cũ/ Vết tích bầy đàn nương gió lên cao/ Ngạo nghễ huênh hoang vỗ ngực tự hào.

Nhà thơ Thanh Yến ở Hoa Kỳ

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.

Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.

Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.

Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.

Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.

Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.

 

Cùng tôi tự thú trước ban mai

 

Lẩn khuất đâu đây gương mặt nhìn lợm giọng

Cay độc phun ra qua lời nói ngọt ngào

 

Bóng loang gương cũ

Vết tích bầy đàn nương gió lên cao

Ngạo nghễ huênh hoang vỗ ngực tự hào.

 

Phấn son tô điểm câu từ

 

Mộng mị câu thơ

Dối gian được bọc qua nhiều lớp vỏ

 

Lột trần

Sự thật phơi bày

Cuộc diện đổi thay.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Quang Thiều

Biển đau dậy sóng cơn mơ

 

Gió háo hức nhìn bọt sóng nhấp nhô

Trăng nghiêng ngả rót ánh vàng hư ảo

 

Biển đau xưa chỉ còn đôi mắt ráo

Gió cảm thương từng cung bậc rã rời

Thôi cũng đành nhìn số phận rong chơi.

 

Mơ hồ tiếng hú đâu đây

 

Bao linh hồn thoát xác

Vất vưởng bên nắm tro tàn

 

Quê hương tôi nỗi đau nhức nhối

Ẩn hiện chập chờn ác mộng

Nghiệt ngã bám theo số phận con người.

 

Đêm ngẫu hứng cùng trăng

 

Phải chăng trăng cũng thất tình

Rằm chưa viên mãn tự mình khuyết hao

 

Trời đêm nhấp nháy đầy sao

Hỏi ngôi nào đã lọt vào mắt  trăng

Thơ tôi giờ cũng khuyết rằm.

 

THANH YẾN

 

One thought on “Thơ 1-2-3 Thanh Yến: Vết tích bầy đàn nương gió lên cao

  1. Phương says:

    Góp ý cho chùm thơ 1-2-3 của tác giả Thanh Yến:
    -Chỉ riêng bài số 1 & bài số 2:
    *Bài 1: “Cùng tôi tự thú trước ban mai”(câu 1):theo tôi,nếu bạn Thanh Yến mở đầu & đặt tên cho bài thơ trên như vậy thì “dở ” quá!Tại sao???Sao bạn không nêu: “Cùng tôi tự thú trước tâm(tim) tôi.” thì có phải “chuẩn” hơn không?(từ “tâm” tôi dùng ở đây là chính lương tâm của tôi).Vậy câu bạn Yến dùng có ý nghĩa gì vậy?Tôi tự thú trước ban mai là sao ta???Nếu 1 câu bình thường thì cũng phải có “đối tượng” để cùng tôi tự thú.Vậy “ai ?” sẽ cùng tôi tự thú đây trước ban mai???=>Câu bạn Yến dùng nếu độc giả & tôi-người bình thơ của bạn đọc & ngẫm nghĩ thì thấy nó(câu 1) “chẳng có ý nghĩa”,hay nói đúng hơn là nó = tối nghĩa vô cùng.”Ban mai”(từ bạn Yến dùng) là ý chi đây???Ban mai=Bình minh=Theo nghĩa thường dùng.Còn bạn Yến dùng “ban mai” ở câu 1 là ý gì?Nếu bạn dùng phép “nhân hóa” ban mai thì “lệch” & nếu để nguyên ban mai thì độc giả đọc,càng đọc càng “không hiểu” ý của bạn Yến luôn.
    *Các câu tiếp theo: câu 2 đến câu 6 tôi thấy cũng không có ý gì gọi là tính hô-ứng của thơ 1-2-3,càng không có gì gọi là dùng từ “lạ” & “hay” để cho toàn bài thơ số 1 có thể “chạm đến” hoặc làm “rung động” con tim độc giả.Tôi góp ý & xin hỏi bạn Yến: ai lẩn khuất ?ai nhìn lợm giọng?gương mặt của ai?.v.v.thì bạn phải chỉ ra để người đọc biết & cảm thông lúc đọc thơ của bạn chớ!!!Bạn cứ dùng câu thơ “lấp lửng” như trên thì làm sao bài thơ trở thành thơ “hay” được.Nếu “Cay độc phun ra qua lời nói ngọt ngào”(câu 3)thì câu này mang ý gì đây,theo bạn Yến???Tất nhiên,theo tôi phải có người “cay độc” để phun ra “lời nói ngọt ngào” phải không???Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là “ai?”.Bạn Yến cứ nêu những câu không rõ nhân vật trong thơ là ai?Giống như là bạn đang “đánh đố” độc giả như trên thì tôi botay.com rồi đó!Và tôi cũng xin lỗi bạn luôn.
    *Bài 2: “Phấn son tô điểm câu từ”(câu 1).
    Nếu “Phấn son tô điểm câu từ” như bạn Yến đã dùng thì tất nhiên tôi hiểu ở đây là: câu từ “hay” thì cần “phấn son tô điểm” thì câu(thơ) “càng hay hơn” phải không?Nhưng đồng thời bạn Yến cũng biết rằng: câu từ “hay” trong thơ thì không cần “phấn son tô điểm” phải không?Thế mà bạn Yến cứ dùng các câu,nào là:
    “Mộng mị câu thơ(câu 2)
    Dối gian được bọc qua nhiều lớp vỏ(câu 3)

    Lột trần(câu 4)
    Sự thật phơi bày(câu 5)
    Cuộc diện đổi thay.”(câu 6)
    Vậy tôi hỏi bạn Yến: ở đây là người(ai?) mộng mị hay là thơ mộng mị?Hay là chính tôi(nhân vật trong thơ bạn Yến dùng) bị mộng mị???Ai dối gian???Lột trần cái gì?Ai lột trần?Cuộc diện đổi thay là cuộc diện gì?.v.v.Tóm lại,nếu lần sau bạn Yến vẫn làm thơ 1-2-3 kiểu như trên như tôi đã phân tích,bàn luận thì thật sự bạn Yến làm thơ 1-2-3 quá “dở”=> Thơ của bạn chẳng có ý,không có tính hô-ứng & quá dở luôn.
    Thành thật xin lỗi bạn Yến,mong BBT & BLĐ trang vanhocsaigon.com bỏ qua vì tôi đã góp ý.Tôi chào trân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *