Chùm thơ 1-2-3 Thế Thanh: Đếm giọt nước mắt chờ bình minh

Đường đi nước mắt/ Trổ nụ nối đuôi nhau như rồng rắn lên mây/ Tìm vành môi trách cứ// Tổ ong ứa mật tóc tách nơi rừng xanh/ Vầng trăng gục đầu khung cửa sổ/ Đếm giọt nước mắt chờ bình minh”. Đã có nhiều người làm thơ về nước mắt, nhưng “đường đi nước mắt” trong thơ Thế Thanh thật lạ lùng, với những liên tưởng và thi ảnh đẹp bất ngờ. Cái đẹp của nỗi buồn trong veo!

Tác giả trẻ Thế Thanh họ Nguyễn, sinh ngày 02.9.1985 quê quán Xuân Tiến, Quảng Long, Quảng Xương, Thanh Hoá hiện là kỹ sư ở Nhật Bản.

Tác giả trẻ Thế Thanh ở Nhật Bản

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.

Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.

Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.

Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.

Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.

Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.

 

Vắt tình qua bến sương mai

 

Có bao giờ trải ngực yếm sân ga

Để nghe tiếng đường ray réo rắt

 

Có bao giờ em ngã mình, ngã thật

Em nghe tiếng gì trong lòng đất tim anh

Một tình yêu nhẹ nhàng trên cỏ xanh

 

Tình cuồng vọng ầm ầm thác đổ

 

Phận long đong, cánh hoa đẹp sẽ tàn

Vừa chớm nở đừng vội vàng ong bướm

 

Đá tảng rơi chia cách đôi dòng

Hãy chờ đợi khi mật đầy bầu nhuỵ

Nhìn đất trời thai nghén sinh linh…

Đường đi nước mắt

 

Trổ nụ nối đuôi nhau như rồng rắn lên mây

Tìm vành môi trách cứ

 

Tổ ong ứa mật tóc tách nơi rừng xanh

Vầng trăng gục đầu khung cửa sổ

Đếm giọt nước mắt chờ bình minh.

 

Em lập trình nhận diện 

 

Nhưng không thể trắc quang

Dòng suy nghĩ “chưng cất”

 

“Bíp”

Em xuất hiện trong đôi cánh trắng bay lên

Nắng sẽ dịu dàng trong tiếng gió người xưa.

 

THẾ THANH

 

One thought on “Chùm thơ 1-2-3 Thế Thanh: Đếm giọt nước mắt chờ bình minh

  1. Phương says:

    Góp ý:
    Cho chùm thơ 1-2-3 của tác giả Thế Thanh(Thanh Hóa).
    -Bài đầu tiên: “Vắt tình qua bến sương mai(câu 1)

    Có bao giờ trải ngực yếm sân ga
    Để nghe tiếng đường ray réo rắt

    Có bao giờ em ngã mình, ngã thật(câu 4)
    Em nghe tiếng gì trong lòng đất tim anh(câu 5)
    Một tình yêu nhẹ nhàng trên cỏ xanh.”(câu 6)
    Tôi xin nêu vài ý & đặt câu hỏi với tác giả Thanh rằng:
    -“Bến sương mai” có ý nghĩa là bến gì???Tại sao …”Vắt tình qua bến sương mai”?(câu 1,cũng là tên bài thơ số 1).
    -“Có bao giờ trải ngực yếm sân ga(câu 2)
    Để nghe tiếng đường ray réo rắt.”(câu 3).Đây là,anh Thanh(tác giả) hỏi nhân vật hay hỏi ai?(trong 2 câu trên).Tôi không thấy nhân vật,đối tượng trong câu 2 & câu 3,tức là chủ ngữ trong câu.Nếu câu không có chủ & vị ngữ thì đố ai hiểu-độc giả cũng chẳng hiểu luôn!Ai hỏi?Ngực của ai?.v.v. & ai nghe tiếng đường ray?
    – “Có bao giờ em ngã mình, ngã thật(câu 4)
    Em nghe tiếng gì trong lòng đất tim anh(câu 5)
    Một tình yêu nhẹ nhàng trên cỏ xanh.”(câu 6).
    Tôi đọc,xem & thấy trong câu thơ(4),tác giả Thanh dùng 2 từ “giống nhau” trong một câu.Đó là từ “ngã” thành ra từ lặp lại hay sao?Vậy câu thơ này quá “dở” & “…em ngã mình,ngã thật” là em ngã như thế nào theo ý của anh Thanh???Nếu anh Thanh thay 2 từ “ngã” bằng một từ khác trong câu,ví dụ từ “nghiêng” chẳng hạn thì câu trên sẽ thành câu:”Có bao giờ em nghiêng mình, ngã thật(câu 4).” Câu thơ hóa thành câu thơ “hay” & rõ = Làm độc giả càng đọc & càng thích phải không?Câu kế tiếp,mới xuất từ “anh” & “em”(nhân vật) quá “muộn”.Để rồi kết bài thơ bằng câu(6):”Một tình yêu nhẹ nhàng trên cỏ xanh.”=>Đã gọi là “tình yêu” thì làm sao “nó” được xem là “nhẹ nhàng” được phải không anh Thanh?
    -Trong lời giới thiệu về anh,tôi biết anh Thanh là một kỹ sư ở Nhật.Nhưng lúc anh Thanh làm thơ thì không nên mang từ của chuyên nghành(từ chuyên dụng)vào trong thơ ví dụ như: “lập trình”- “trắc quang”-“chưng cất”-“bíp”.v.v=>Bài thơ trở thành “bài đọc” mà độc giả xem,đọc rồi “không hiểu gì hết” nội dung bài thơ.
    Vài lời góp ý cho thơ của anh.Mong anh thứ lỗi,BBT-BQT trang cảm thông!Vì tôi là một độc giả thích đọc & bình thơ.Nếu tôi đọc bất kỳ một bài thơ nào của bất kỳ tác giả nào mà tôi cảm-thấy “nó”(bài thơ) trúc tra trục trặc trong ngôn từ-câu là tôi góp ý.Tôi chào trân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *