Nguyễn Vỹ: Tầm – tâm – tài và tình của một nhà thơ làm báo

Đánh giá về giá trị thơ và văn xuôi Nguyễn Vỹ sẽ còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng xét về sự nghiệp báo chí, có thể khẳng định rằng Nguyễn Vỹ là một nhà báo có vị trí và vai trò rất quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà. Đó là một nhà báo có Tầm, có Tâm, có Tài và có Tình (4T) vừa với tư cách là một nhà báo vừa với tư cách là một người sáng lập và quản lý báo chí.

Nhà thơ – nhà báo Nguyễn Vỹ

Nguyễn Vỹ và cái Tầm của người làm báo

Công bằng mà nói, Nguyễn Vỹ là một nhà báo có Tầm. Cái Tầm này thể hiện rõ ở việc ông luôn đứng ra chủ trương thành lập các tờ báo, tạp chí và trực tiếp quản lý các khâu công việc của một tờ báo từ tôn chỉ, mục đích đến lãnh đạo, quản lý, mời cộng tác viên và trực tiếp sáng tác. Chúng ta chưa có điều kiện sưu tầm hết các bài báo của Nguyễn Vỹ (với rất nhiều bút danh khác nhau), nhưng chỉ điểm qua sự nghiệp sáng lập và quản lý báo chí của ông, ta sẽ nhận ra rất rõ cái Tầm của một nhà báo. Năm 25 tuổi (1937), Nguyễn Vỹ sáng lập tờ Việt Pháp lấy tên là Le Cygne (tức Bạch Nga). Đây là tờ báo có uy tín và do một người có Tâm, có Tầm khởi xướng nên được Trương Tửu – nhà văn nổi tiếng bấy giờ cộng tác. Xuất bản chưa được bao lâu, chính quyền thực dân phong kiến lúc bấy giờ đã rút giấy phép vĩnh viễn tờ Le Cygne do Nguyễn Vỹ đã viết và in nhiều bài chỉ trích đường lối cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Báo đóng cửa, bản thân ông bị chính quyền kết tội phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia, tuyên phạt 6 tháng tù cùng 3.000 quan tiền phạt. Điều này cũng đã chứng tỏ cái Tầm của ngòi bút Nguyễn Vỹ. Năm 1939, ông mãn tù lúc Pháp thất trận, quân Nhật vào chiếm đóng. Nguyễn Vỹ lại tiếp tục dùng ngòi bút đấu tranh chống Nhật, xuất bản liền hai quyển sách Kẻ thù là Nhật bảnCái họa Nhật-Bản. Ông lập tức bị quân Nhật bắt giam tại ngục Trà Khê. Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra tù, sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài Gòn. Báo do ông sáng lập và những bài viết của ông trực tiếp công kích chính quyền đương thời nên không bao lâu sau, tờ Tổ quốc bị đóng cửa. Không chịu khoanh tay, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Ðà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Ðại. Và vì vậy, không tồn tại được bao lâu, tờ Tổ quốc cũng bị đình bản. Năm 1952, Nguyễn Vỹ chủ trương lập tờ nhật báo Dân ta, nhưng cũng chỉ được một thời gian, cuối cùng Nhật báo Dân ta cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước. Vẫn không chịu ngồi yên, đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương Bán nguyệt san Phổ Thông. Đây là Bán nguyệt san thiên về nghệ thuật và văn học, do đó, nó tồn tại được lâu hơn và được xem là một tạp chí có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam. Ngoài ra, ông còn cho ra Tuần báo Bông Lúa, Tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm… Năm 1956, lợi dụng việc được mời làm cố vấn cho chính quyền đương thời (chỉ một thời gian rồi ông tự động rút lui), ông tái bản Nhật báo Dân ta (bộ mới), nhưng đến năm 1965, vì chống lại chính quyền, Nhật báo Dân ta cũng lại bị đóng cửa. Vậy là từ 1967 đến khi bị tai nạn giao thông qua đời (ngày 04/02/1971), Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương Tạp chí Phổ Thông mà thôi [1].

Như vậy, liên tục sáng lập báo và tạp chí với chủ trương chống lại chính quyền thực dân cũ trước 1945, rồi chính quyền thực dân mới ở miền Nam trước 1975; đã từng vào tù ra tội vì làm báo, ông vẫn không bao giờ chịu khuất phục cường quyền. Điều này đã đủ để minh chứng cái Tầm của nhà báo Nguyễn Vỹ.

Câu chuyện Nguyễn Vỹ quyết định đăng bài của nhà thơ Sa Giang – Trần Tuấn Kiệt bút chiến với Đinh Hùng, được Trần Tuấn Kiệt kể lại như sau:

thế lc Đinh Hùng rt mnh. Ông này là bn ca c vn Ngô Đình Nhu, thưng nm hút chung mâm đèn vi c vn. Ch cn c vn gc cái dc tu xung mâm đèn, ra lnh mt tiếng thì Nguyn V và tôi b mt v hi thăm sc khe ngay [2].

Điều này đã chứng tỏ bản lĩnh và cái Tầm của Nguyễn Vỹ trong thời gian chủ nhiệm Tạp chí Ph thông. Đây là lời tâm sự của nhà văn Thiếu Sơn về Nguyễn Vỹ:

Mình  tù ra, chng có thng ch báo nào dám đăng bài ca mình hết, ch tr có Nguyn VNguyễn Vỹ kể tiếp: “Li nói đó làm tôi cm đng, nhưng cũng có đôi khi, anh vi tôi chm nhau, ngay trên t Ph Thông vì bt đng mt vài tư tưng chính tr… Nhưng chúng tôi vn gi phong đ con nhà văn, con nhà cách mng [3].

Rồi chuyện Nguyễn Vỹ từ chối giải nhất Giải thưởng Văn chương Toàn quốc do Ngô Đình Diệm đặt ra cho bộ truyện Hai thiêng liêng của mình với số tiền thưởng lên đến 60.000 đồng (trong lúc ông đang đi vay tiền để in báo Phổ Thông) cũng chứng minh nhân cách một người làm báo, viết văn: Khi đó, Á Nam Trần Tuấn Khải khuyên ông cứ nhận đi:

60.000 đng đâu phi ít. Nhưng tôi t chi, và gi đin thoi cho ông ch tch ban giám kho biết tôi không tham gia, và không nhn gii thưng ca ông Tng thng Ngô Đình Di[4].

Ngay đến việc khi thơ ông xuất hiện trước 1945, bị nhiều nhà phê bình, nhà thơ (Hoài Thanh, Thế Lữ…) chê bai, công kích, Nguyễn Vỹ cũng chỉ phớt lờ: Ngưi ta công kích ta, ch chng rng ta đang sng [5] cũng là một minh chứng cái tầm của một người cầm bút. Cho dù Thế Lữ (Lê Ta) là người mạt sát ông nhiều lần, nhưng khi gặp Thế Lữ, ông vẫn cư xử đúng tầm của một người cầm bút có nhân cách:

Ngi ghế đi din vi tôi, chính là k đã nói xu tôi và chi thơ tôi tơi bi trên báo Phong Hóa, nhưng tôi mun quên chuyn khó chu đã qua, đ tiếp mt ngưi khách có nhã ý đến gp mình và hôm nay nói vi mình toàn nhng li vui v, bông đùa, lch s[6].

Không những thế, ta còn có thể thấy cái Tầm của nhà báo Nguyễn Vỹ qua những vần thơ điếu của những đồng nghiệp ngay sau ngày ông mất. Đây là lời của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương:

Sáu mươi hai tui có là bao

Hơn bn mươi năm mch sng trào

Nét bút không ngưng dòng mc chy

Li thơ còn đng chí anh hào.

“DÂN TA anh dũng” vi “Oai hùng”

Chí khí ngang tàn vn nu nung

Bút thép xng danh ngưi chiến sĩ

Non sông vay tr n tang bng” ([7]).

Còn đây là đánh giá của nhà thơ Mạch Quê Hương:

Hn nưc “DÂN TA” mãi vút cao,

Bút son ta rng chí anh hào,

“Thng Bm” ung đúc tâm hn tr

Tòa son t đây qunh qu su” ([8]).

Và ta có thể khái quát cái Tầm của nhà báo Nguyễn Vỹ qua đoạn trích bài thơ kể khá đầy đủ về công trạng báo chí và tác phẩm của Nguyễn Vỹ sau đây:

Ngưi không còn nhưng tên tui vn còn

Và còn mãi muôn đi trong văn s

Nh thương ai trong quãng đi quá kh

Đã bôn ba vì đt nưc quê hương

Chu lao tù, chu gi tuyết nm sương

Chu “KIP SNG NHÀ THƠ NHƯ KIP CHÓ”

DÂY BÍ R, ĐA CON HOANG còn đó

Và K THÙ LÀ NHT BN còn đây

Mà thi nhân sao nhm mt xuôi tay

B CHIC ÁO CƯI MÀU HNG…

B DÂN TA đ M HÔI NƯC MT

B THNG BM, BUN MUN KHÓC LÊN

Cõi HOANG VU lnh lo lm ngưi…([9]).

Nhà báo Tuần-Lý Huỳnh Khắc Dụng thì khẳng định:

Nguyn V là mt nhà báo biết t-trng, có tư cách ca ngưi trưng-phu, không như nhiu cây viết khác, ti tin, vô duyên mà không biết thn ([10])Còn nhà thơ Bàng Bá Lân thì khẳng định: v vic làm báo ca anh thì phi nhn là có t-chc cht ch và đng đnBáo ra đúng k hn, bài v đu đn, nht là nhng mc do anh ph trách (mà anh gi rt nhiu mc vi nhiu bút hiu khác nhau) thì chng bao gi chm tr, thiếu sót. Mt điu đáng k na là s sách rt đàng hoàng ([11]).

Tất nhiên, đây là những đánh giá của những nhà báo, nhà thơ từng cộng tác với Nguyễn Vỹ trong giai đoạn báo chí dưới chế độ cũ. Nhưng cần chú ý, Nguyễn Vỹ không phải là nhà báo cách mạng, nên khách quan nhận xét thì đây là những đánh giá khá chân xác của những người trong cuộc về tầm sự nghiệp báo chí của Nguyễn Vỹ lúc sinh thời sau khi ông đã qua đời.

Nguyễn Vỹ và cái Tâm của người làm báo

Cái Tâm quyết định phẩm chất của mỗi con người nói chung, riêng với người làm báo thì cái Tâm có vai trò quyết định để ngòi bút không đi chệch hướng, giúp nhà báo thực hiện đầy đủ nhất chức năng của báo chí đó là thông tin đúng sự thật và định hướng dư luận xã hội. Nguyễn Vỹ không những là một nhà báo chuyên nghiệp mà còn là một người tổ chức, quản lý báo chí. Vì lẽ đó, giữ cho được cái Tầm không khuất phục trước cường quyền và cái Tâm trong sáng không bị đồng tiền chi phối là điều kiện tiên quyết để giữ tròn đạo đức người làm báo:

Nguyn V qu tht là ngưi không h biết tính toán… hay có chút xíu nào đu óc thương mi, anh làm báo là làm theo s thích, viết theo lý tưng cho nên lúc nào anh t mình làm báo, trông coi v tin bc luôn thì Nguyn V bo v bo con ([12]).

Ngay từ thời làm báo trước 1945, tính ông đã vậy:

Nhiu tháng chúng tôi không có tin… Có ln tôi đưc tin nhun bút 10 đng, Trương Tu ly 4 đng đi ung rưu đế và ăn tht chó… Vũ Trang ly 4 đng đi Nam Đnh đ biu din thôi miên ([13]).

Cái Tâm ấy còn được thể hiện qua nỗi ân hận của một người chủ báo khi không đủ điều kiện để giúp đỡ bạn bè. Đây là lời tâm sự của Nguyễn Vỹ khi viết về nhà văn Thiếu Sơn:

Tôi ân hn riêng phn tôi, là vi tp chí Ph Thông hoàn toàn đc lp, t do, không nhn đưc s ng h tài chánh ca bt c mt thế lc nào, tôi không đưc giàu có đ giúp anh Thiếu Sơn nhiu hơn na, như lòng tôi t nguyn. Đó là việc xut bn mt tác phm ca anh như “Mt đi ngưi”, đ anh đưc bn quyn tác gi vài ba chc ngàn ([14]).

Lối sống đạm bạc, quên mình vì việc chung và lòng say mê viết lách đã thực sự trở thành phẩm chất của Nguyễn Vỹ. Và cũng chính vì lẽ đó mà đời ông phải gánh chịu nhiều thiệt thòi khi làm nhà báo, nhất là nhà báo dưới thời đất nước còn bị ngoại xâm:

Đi làm ch nhim báo tun, báo ngày và đi viết lách ca anh tht là quên mình, có th nói là quên ăn, quên ung. Tht vy. Mt khúc bánh mì tht mua ngoài xe hoc mt dĩa cơm lao đng anh Nguyn V va ngi viết ti bàn giy va ăn thay cho ba trưa là đ. Qu đúng là anh say mê vi cái nghip viết báo, viết văn… Tht đáng bun cho vn s ca anh khi mt con ngưi thun cht văn ngh, viết báo viết văn mà không biết con buôn thì tim óc anh luôn luôn b ngưi ta vt, ngưi ta n([15]).

Vừa là Chủ nhiệm vừa là một nhà báo chuyên nghiệp, suốt thời kỳ dưới chế độ Mỹ ngụy ở miền Nam, Nguyễn Vỹ “hì hục” viết trong suốt cuộc đời làm báo của mình, “hì hục” đến mức còn bị đồng nghiệp phê bình. Nhưng ông chỉ mỉn cười chua chát và luôn khẳng định: đã làm báo thì phải như thế, nhất là làm báo khi đất nước đang trong vòng nô lệ:

Anh ch va đ sng mc dù phi “hì hc” viết sut mt đi ngưi. Nhng lúc đi ăn chung (ăn mà không nhu vì anh không biết nhu). Tú Xe thưng chế ngo cái li viết “hì hc”, viết đến toát m hôi ca anh, anh ch mn cưi chua chát mà rng: “Đành vy hng l đi buôn… mà đi buôn cái gì bây gi, trong khi thi bi gi bt c cái gì k c Tôn Giáo và Đt Nưc cũng đu có ngưi bán ri” ([16]).

Và theo nhà thơ Bàng Bá Lân thì: tin nhun bút ca các ký-gi và văn-hu viết giúp đưc tr rt sòng phng, mau chóng. Đó là điu mà đa s các ch báo khác không my lưu tâm! Có l thế mà tp-chí Ph-Thông ca Nguyn V đã sng đưc khá lâu, và có v càng ngày càng tiến tri([17]).

Dưới thời Mỹ ngụy ở miền Nam, là một nhà báo có Tâm, trước thực trạng thanh thiếu niên Việt Nam bị phân hóa nặng nề bởi nền văn minh vật chất của văn hóa phương Tây ùa đến và cũng không ít thanh thiếu niên rơi vào trạng thái bơ vơ, ngơ ngác, không tìm được hướng đi, Nguyễn Vỹ đã mạnh dạn đứng ra chủ trương Tuần báo Thng Bm để đem hùng khí mi thi vào tâm hn tr

Thằng Bờm không phải là Tuần báo cách mạng, cái “hùng khí mới” mà Nguyễn Vỹ chủ trương ở đây chính là giúp thanh thiếu niên giữ gìn truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, chống lại sự nô dịch của văn hóa thực dân kiểu mới. Mà đã làm báo vì thế hệ trẻ thì nhất định phải chấp nhận làm gương cho thế hệ trẻ về một lối sống đạm bạc, có tấm lòng nhân đạo cao cả, biết hi sinh bản thân để làm những việc có ích cho đời. Đây là lời tâm sự trong Điếu văn của đại diện Thi Văn Đoàn Thằng Bờm Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định khi Nguyễn Vỹ mất:

Bác chu đm bc mt mình mt thân trong căn gác tr. Tin làm báo bác tr cp cho nhng đoàn viên nghèo tiếp tc hc hay giúp đ nhng sinh viên có tin mua sách. Năm 1970, khi bão lt min Trung xy ra, bác đã hô hào cho chúng con xung đưng chia tng toán nh, đi tng khu ph, xin tng lon go, tng chiếc áo cũ ri chính tay bác vác tng bao go, tng bao qun áo ln li v Trung phân phát tn tay nn nhân… Chúng con biết bác làm thế đ to cho chúng con biết thương ngưi đng loi, biết chung công bng ([18]).

Chính cái Tâm của một nhà báo lớn thể hiện qua những bài viết cũng như hành động của mình, Nguyễn Vỹ được thanh thiếu niên trong Thi Văn Đoàn Thằng Bờm lúc bấy giờ xem như một người cha. Và họ tự hào về người cha ấy, đồng thời nguyện tiếp bước để làm rạng danh con Lạc cháu Hồng:

Chúng con biết nói gì hơn là tm lòng hoài nim hưng trao v ngưi cha mến yêu. Chúng con s nh nhng li bác đã dn lúc còn sinh tin, chúng con s tiếp tc đi trên con đưng bác đã vch sn cho chúng con, chúng con s làm rng danh ging dòng Long N Thn Mu bt khut và thiêng liêng ([19]).

Còn đây là câu chuyện của Tạ Bình ở Thi Văn Đoàn Thằng Bờm Quảng Ngãi trong lần gặp gỡ đầu tiên khi Nguyễn Vỹ dẫn đoàn Thi Văn Đoàn Thằng Bờm từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi để cứu trợ bão lụt miền Trung năm 1970:

c vào ngõ, tôi thy mt anh thanh niên và mt ngưi già nét mt hin t vi vng trán rng. Đó là Bác Nguyn V. Tôi không ng con ngưi tôi hng kính mến và hng ao ưc đ gp mt, nay ngi trưc mt tôi. Vi ging nói hin t vi nhng li êm ái bác hi chuyn tôi và gii thiu tôi vi mi ngưi… Sáng hôm sau, phái đoàn Thng Bm vào cu tr M Đc. Ngi trên xe bác k nhng chuyn vui… ngày xưa… Trưa đến cùng vi bác ăn trưa, ba trưa bng nhng cái bánh mì tht hp nhưng đm tình thân mến, đm.

Khi nghe tin Nguyễn Vỹ mất, Tạ Bình chỉ còn biết thốt lên:

Bác ơi! Min Trung b lũ lt bác có biết không, quê hương bác đó. Chúng con đã đau bun vì thiên tai mà bây ch li đón nhn tin bun na.

Đúng, năm 1971, Miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng lại bị lũ lụt. Trong tình cảnh ấy, Tạ Bình than thở:

Chúng con đang ch đón bác ra Min Trung đ an i chúng con, đ giúp đ cho đng bào… Chúng con đang ch đón bác, ngưi cha thân yêu ca chúng con… Còn đâu nhng ln hi ng. Còn đâu li nhn nh ca bác… Bác mt đi, chúng con như chim lc m, bơ vơ gia tri… Bác đã mt, chúng con mang mt cái tang vào lòng… Bác mt đi nhưng hình nh và tên tui ca bác vn sng mãi muôn đi, bt dit trong lòng chúng con, trong lòng nhân thế [20].

Điều gì đã khiến Nguyễn Vỹ khi ra đi để lại muôn vàn tiếc thương cho thế hệ trẻ miền Nam lúc ấy? Tất cả đó đều do từ cái Tâm của nhà báo mà ra.

Nguyễn Vỹ và cái Tài của người làm báo

Phải khẳng định, Nguyễn Vỹ là một người đa tài. Ông làm thơ, viết văn, làm báo và lĩnh vực nào cũng ghi được những dấu ấn đặc biệt. Lê Ta (Thế Lữ) – một trong những người công kích, chê bai dữ dội thơ Nguyễn Vỹ, trên tờ Phong Hóa số 129, ngày 28.12.1934 dù có ý mỉa mai nhưng cũng phải mặc nhiên công nhận:

Ông Nguyễn Vỹ là một nhà học rộng. Bàn về thi ca, ông đã cho ta biết nhiều điều mới lạ ([21]).

Riêng về lĩnh vực báo chí, cái Tài của ông đã được rất nhiều người ghi nhận. Khi Nguyễn Vỹ qua đời, nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ đưa tin và viết bài về ông. Tuần báo Thằng Bờm do chính ông làm Chủ nhiệm đã có số đặc biệt về Nguyễn Vỹ. Nhà báo Tuần-Lý Huỳnh Khắc Dụng gọi ông là “một ngôi sao”, “một nhân tài” “viết gọn, có duyên, dí-dỏm”, “đề cập” đến nhiều vấn đề trong xã hội:

Mt nhân tài ra đi! Tri Vit Nam mt ngôi sao đã tt… Gi anh V là nhân tài, không có chi là quá đáng… Nguyn V là mt thi hào kh ái, viết gn, có duyên, dí-dm,… Không có hin tưng nào trong cái xã-hi này, mà cô Diu Huyn (Bút danh ca Nguyn V-MBA) không chế diu, chế diu mt cách thanh-tao, duyên dáng, khiến ngưi b ám ch cũng phì cư([22]).

Đó là một nhà báo “đa diện”: Trong làng văn, làng báo, anh là con ngưi đa din. Anh làm thơ, viết tiu thuyết, viết kho lun, dch sách, bên ngành báo anh va điu khin t báo va chy tin mua giy, va viết bài xã lun, viết bài phiếm lun, viết ký s viết luôn phóng s, lm lúc ngi viết luôn hóa đơn đ thâu tin qung cáo ([23]).

Nhà thơ Huyền-Linh-Tử thì thốt lên: Bt hnh thay! Chuyến xe đò oan nghit. Đã cưp đi làng báo mt tài danh ([24]).

Đặc biệt là sự “thành công” cả về mặt tinh thần và tổ chức của Bán Nguyệt San Ph Thông và “sắc thái độc đáo” của Tuần báo Thng Bm:

Bán Nguyt San “Ph Thông” ca Anh là mt thành công. “Dân Ta” khi n khi hin có mt sc thái đc đáo. “Thng Bm” ca Anh qu thc đã gây đưc mt phong trào trong gii thiếu niên. Ít ai có th thành công như Anh v tinh thn cũng như v t ch([25]).

Nhiều lần ông được khẳng định là nhà báo lớn, có chân tài thực học, viết nhiều thể loại, chủ trương nhiều tờ báo, “tạo được nhiều mỹ cảm trong nữ giới” với bút danh Cô Diệu Huyền:

Anh Nguyn V thuc v nhng ngưi viết báo ln, có chân tài thc hc, viết đ mi loi. Hin ngoài t nht báo Dân Ta, Anh còn ch trương hai tp chí Ph Thông, Thng Bm. Anh viết tht hăng say, làm vic không mt mi. Dưi bút danh “Diu Huyn” anh đã to đưc nhiu m cm trong n gi([26]).

Ông còn được đánh giá là một nhà báo có tâm hồn và nhiệt huyết cùng những hoài bảo lớn lao. Ông ra đi là một cái tang chung “cho làng chữ nghĩa”:

“Cái chết ca Anh là cái tang chung cho làng ch nghĩa và cũng là mt thit thòi đáng k cho ngưi Vit có tâm hn và nhit huyết … Anh Nguyn V có chân tài thc hc, và nhng hoài bo ln lao mà anh chưa thành đt trong muôn m([27]).

Là một nhà báo quả cảm, nhiệt tâm và có trách nhiệm với “tiền đồ” và vận mạng Tổ quốc:

Anh Nguyn – V mt, đt nưc này mt mt nhân tài, dân tc này mt mt con ngưi qu cm, nhiu nhit tâm đi vi tin đ và vn mng T quc V.N! ([28]).

Tất nhiên, đó chỉ là sự “quả cảm” chống lại ách đô hộ của ngoại bang, hướng tới “hòa bình, công lý, tự do dân tộc”. “Tiền đồ” mà Nguyễn Vỹ mong muốn là Tổ quốc (Miền Nam Việt Nam) thoát khỏi ách ngoại xâm, “Quốc gia độc lập, thống nhứt Nam Bắc một nhà” trong giới hạn ông chỉ là một người yêu nước và có tinh thần tự tôn dân tộc thuần túy, không phải là một nhà báo cách mạng:

Anh Nguyn-V mt, gia thi k mà t nht báo “Dân Ta” va tròn 105 s. Nht báo “Dân Ta” qua 4 tháng tc bn, đã vưt bao nhiêu tr ngi – khn đn vì lp trưng đu tranh cho hòa bình, công lý, t do dân tc – ch trương ca anh Nguyn V là Quc gia đc lp, thng nht Nam Bc mt nhà, chm dt chiến tranh tái lp bình thưng huynh đ… Mt mình Anh Nguyn-V điu khin nhng ba cơ quan ngôn lun: Ph Thông, Thng Bm và Dân Ta vi s đc gi trong và ngoài nưc phi nói là đáng k. Trưc ngày anh Nguyn-V t nn, anh còn đnh cho ra 4 ph trang Dân Ta in Hán t dành cho đc gi ngưi Huê Kiu và 2 ph trang in Anh Pháp văn cho sinh viên hc sinh phát hành ti quc ngo([29]).

Ta có thể mượn nhận xét sau đây khi so sánh thực tiễn làm báo giữa Tản Đà và Nguyễn Vỹ để kết luận về cái Tài làm báo của Nguyễn Vỹ:

Tn-Đà ch làm ch mt t báo mà tht bi, còn Nguyn-V làm ch đến ba t báo mà thành công: báo ca ông ăn khách l([30]). Cái tài ấy còn được nhiều lần nhắc đến trong các vần thơ điếu: NGUYN V! tôi tin đưa anhLn cui – ln cui cùng đưa tin mt tài danh ([31]) và Thôi hi! Xuân v vng bóng aiCông trình dang d… Khách anh tài ([32]).

Nguyễn Vỹ và cái Tình của người làm báo

Có Tầm, có Tâm, có Tài, nhưng đã là nhà báo, cái Tình lại chính là một phẩm chất quan trọng thuộc về bản chất một con người. Người Việt sống và cư xử với nhau bằng cái tình và trong cuộc đời con người, Tình là cái sẽ tồn tại vĩnh viễn. Chính cũng vì cái Tình mà khi Nguyễn Vỹ đột ngột qua đời, ai cũng tiếc thương. Và ngay từ thời đó ở Sài Gòn, nhiều nhà báo cũng đã đề nghị nên có một con đường mang tên Nguyễn Vỹ:

Nói v tánh tình Nguyn V, ai cũng thương cũng tiếc, vì anh rt d thương, không làm mt lòng ai, mc du bt mãn vi nhân tâm, bt đc chí vi mt xã hi nào đó… Tôi tin và mong rng mt con đưng nh Đô-Thành s mang tên Nguyn V vì đó là mt vinh hnh cho con đưng, ch không phi cho nhà thơ ([33]).

Cả cái thời làm báo nghèo khó trước 1945, chiều 30 Tết năm 1936, vì quá túng tiền sau khi vay mượn nhiều nơi không được, cực chẳng đã, Nguyễn Vỹ phải viết thư xin vay Nhất Linh 5 đồng để tiêu tết. Vậy mà, khi Lưu Trong Lư nài nỉ: My không biết hút thuc phin thì my gi tin trong túi đ làm gì chThương bạn, Nguyễn Vỹ phải chia hai số tiền, nhưng vì không có tiền lẻ, Lưu Trong Lư cầm tiền vào chợ để đổi ra chia. Đợi đã quá giờ hẹn với khách, Nguyễn Vỹ đành bỏ hẳn 5 đồng cho Lư rồi vội đi. Và Tết năm ấy, ông không có tiền để tiếp một nữ thi nhân từ Phủ Lạng Thương đến ([34]). Sau này, là Chủ nhiệm nhiều tờ báo, nhưng lúc nào Nguyễn Vỹ cũng đối xử với cộng tác viên bằng “một tình cảm đậm đà” của tình nghĩa anh em, của một tâm hồn nghệ sĩ và lòng thương người:

Trong cuc đi làm báo, tôi tng là ký gi công nhơn ca nhiu Ông Bà Ch nhim mà đến nay h vn còn ch trương nht báo. Trong s các Ông Ch ca tôi, Anh Nguyn V đã đi x vi tôi bng mt tình cm đm đà, gn gũi ch không bit cách. Anh thương mến tôi như em. Và tôi thương Anh  tâm hn ngh sĩ nói chuyn rt có duyên và… có lòng rt thương ngư([35]).

Nhà thơ Bàng Bá Lân khi tiếp xúc với Nguyễn Vỹ đã nhận xét trong cái v b ngoài ít nim-n y có cha đng nhng tình-cm khá chân thành ([36])Đã không ít người tự hào về Nguyễn Vỹ vì ông đã đối xử với họ bằng tt c s gn lin bng hu huynh đ không phân bit giai cp!, thân hay sơ:

Anh Nguyn-V chết mà vn sng vi dân tc, tên tui anh bt dit và anh đã t hào nm xung mt cách ngo ngh – Đ đi đi thiên h mãi nhc nh, nhng k thân hay sơ – nhng ngưi bn đưng hoc xa l… cho du, không cùng anh chung gii tuyến, h vn nh vn thương – bi vì anh là: tưng trưng cho tt c s gn lin bng hu huynh đ không phân bit giai cp! ([37]).

Với cái Tình ấy, Nguyễn Vỹ được thế hệ trẻ miền Nam lúc bấy giờ cảm nhận là “một người hiền lành yêu trẻ”, hết mực thương yêu và lo lắng cho tương lai của thế hệ. Họ ghi nhận cái tình cảm hiếm hoi ấy ở ông qua những trang viết đẫm nước mắt:

Ai có ng đâu, mt ngưi hin lành yêu tr như Bác, thiết tha vi thế h đang lên ca đt nưc ngày đêm Bác lo lng cho chúng em to nên mt lp ngưi mi phi đành đon ra đi trong nhiu nưc mt. Trong xã hi ngày nay, nhng ngưi như Bác tht hiếm… T nhiên chúng em thy bơ vơ lc lng, như con nai ngơ ngác gia rng già ([38]).

Đây là câu chuyện của Chủ nhiệm Nguyễn Vỹ ở Trại hè Vũng Tàu Thằng Bờm 1971:

Đêm nay là đêm th hai, Bác ra thăm tt c đoàn viên Thng Bm và sinh hot chung. Nhưng ri thay, đang vui thì tri đ mưa. Ai ny đu b chy v lu ca mình. Toán Sa La chúng tôi mi Bác v lu vui chung.

Vui xong, đêm đã khuya, Nguyễn Vỹ quyết định ra ngoài cho trại viên ngủ, mặc cho các em can ngăn. Đến lúc trại viên sực nhớ ra, đi tìm, thì thấy:

Bác nm co ro trong chiếc tơi trú dưi căn chòi cây lp lá  trên, bn b trng trơn không có gì che đy… Nhng cp mt thoáng cht nhìn nhau, ngây di, chng nói nên li. Chúng tôi ai cũng mun tht lên mt tiếng, mt tiếng gì nhưng li thy nghèn ngh c. Không ai bo ai, tt c đu nhìn lên tri c che giu nhng git nưc mt hng đang bt đu thành hình trong khóe m([39]).

Riêng đối với thế hệ trẻ đồng hương Quảng Ngãi tại Sài Gòn lúc bấy giờ, Nguyễn Vỹ đã dành cho họ một tình cảm đặc biệt. Đó là sự ân cần, cởi mở, khi tiếp xúc:

Cách đây gn hai tháng chúng con đã đến vi Bác, đến nơi căn phòng làm vic nh nhoi, nghèo nàn nhưng m cúng và đy tình thương ca Bác ti tòa son nht báo Dân Ta. Bác đã tiếp đãi chúng con vi tt c s vui v ci m, Bác đã ha hn giúp đ chúng con nhiu vn đ, Bác chia tay chúng con vi bao nhiêu s luyến tiếc.

Họ xem cuộc đời và thân phận của ông như là một hiện thân của cuộc đời và số phận họ – những người con Quảng Ngãi ly hương với một lòng nhớ thương đau đáu và luôn hướng về cố hương với tất cả tấm lòng chân thật của mình:

Cuc đi ca Bác đã trôi ni t tm bé, tuy Bác đã xa quê hương Qung Ngãi my chc năm nay đ lăn ln trong công vic phát huy văn hóa xã hi nưc nhà. Nhưng không lúc nào Bác không nghĩ đến quê hương yêu du, nơi chôn nhau ct rn.

Họ đánh giá cao công trạng hoạt động báo chí của Nguyễn Vỹ, Đc bit là t tun san thiếu nhi Thng Bm. Điu đó chng t Bác luôn nghĩ đến đàn con cháu hu thế ca mình: mun xây dng cho chúng mt tâm hn yêu quê hương nng nàn, mc mc, trong cái xã hi tan tác vì chiến tranh n([40]).

*    *    *

Tóm lại, Nguyễn Vỹ là một nhà báo có Tầm, có Tâm, có Tài và có Tình. Xưa nay, do sau những đóng góp về văn chương và báo chí giai đoạn trước 1945, Nguyễn Vỹ không trở thành nhà báo, nhà văn cách mạng như những người cùng thời mà chủ yếu là hoạt động báo chí và sáng tác văn học ở miền Nam cho đến lúc bị tai nạn qua đời (1971). Vì vậy, sự nghiệp báo chí và văn chương của Nguyễn Vỹ chưa được đánh giá một cách công bằng và đúng mức. Với tư cách là thế hệ hậu sinh trên quê hương Quảng Ngãi, chúng tôi hi vọng các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá một cách khách quan khoa học và đúng đắn, đặc biệt là khẳng định được vị trí vai trò của ông trong sự nghiệp báo chí và văn học nước nhà để chúng tôi, những người con Quảng Ngãi có quyền được tự hào về một nhân tài trên quê hương núi Ấn sông Trà.

MAI BÁ ẤN

_________________________

([1]) Tư liệu trên được tóm tắt từ Wikipedia.

([2]) Tao đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỹ, Sa Giang – Trần Tuấn Kiệt, Website Một Thời Sài Gòn, ngày 07.05.2010.

([3]) Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.394.

([4]) Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.325.

([5]) Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.203.

([6]) Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.193.

([7]) Chuyến xe định mệnh, Tôn Nữ Hỷ Khương, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.27.

([8]) Khóc văn thi sĩ Nguyn VMạch-Quê-Hương, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.31.

([9]) Một vì sao rụng,  Huyền-Linh-Tử, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.22 (Những chữ in hoa là tên một số tờ báo do Nguyễn Vỹ sáng lập và tên tác phẩm của ông).

([10]) Nguyn V, Tuần-Lý Huỳnh Khắc Dụng, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.2.

([11]) Vài kỷ-niệm về mấy văn, thi-sĩ hiện đại, Bàng Bá Lân, Nxb Xây Dựng, Sài Gòn, In lần thứ nhất ngày 1.11.62, tr.147.

([12]) “Khóc thương một bạn đàn anh: Thân thế và gia cảnh của nhà văn Nguyễn Vỹ”, Việt Nhân, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.4.

([13] )Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.227.

([14]) Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.393.

([15]) Khóc thương mt bn đàn anh: Thân thế và gia cnh ca nhà văn Nguyn V, Việt Nhân, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.5.

([16]) Nhà văn An-Nam kh như chó!, TING-VANG, số 2397, 19-12-71. In l Tuần báo Thng Bm, s 86, tr.13.

([17]) Vài kỷ-niệm về mấy văn, thi-sĩ hiện đại, Bàng Bá Lân, Nxb Xây Dựng, Sài Gòn, In lần thứ nhất ngày 1.11.62, tr.147.

([18]) Điếu văn ca Thi Văn Đoàn Thng Bm Sài Gòn – Ch Ln – Gia Đnh, Võ Thanh Sơn, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.21-22.

([19]) Khóc cha, Thi Văn Đoàn Thằng Bờm Long An, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.31).

([20]) Viết t Min Trung, Tạ Bình, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.28-29.

([21]) Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.199.

([22]) Nguyn V, Tuần-Lý Huỳnh Khắc Dụng, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.2.

([23]) Nhà văn An-Nam kh như chó!, TING-VANG, số 2397, 19-12-71. In l Thng Bm, số 86, tr.13.

([24])  Mt vì sao rng, Huyền-Linh-Tử, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.22.

([25]) Anh Nguyn V, Hoàng Cơ Bình, Tuần báo Thng Bm, số 86, tr.8.

([26])  Nguyn V, Diu Huyn ơi, thôi vĩnh bit!, Nhu Thắng Cang, Tun báo Thng Bm, số 86, tr.8-9.

([27])  Khóc Nguyn V, An Khê, Tun báo Thng Bm, số 86, tr.9.

([28]) Anh Nguyn-V đã mt!Nht báo DÂN TA số 106, ngày 16-12-71. In li trên Tun báo Thng Bm, số 86, tr.10-11.

([29]) Anh Nguyn-V đã mt!Nht báo DÂN TA, số 106, ngày 16-12-71. In li trên Tun báo Thng Bm, số 86, tr.10.

([30]) “Mỗi tuần một nhà văn hóa: Nguyễn Vỹ”, Hà-Bình chúa-nht. In l Tun báo Thng Bm, số 86, tr.12.

([31])  Đưa tin mt tài danh, Tống Anh Nghị, Tun báo Thng Bm, số 86, tr.30.

([32]) Khóc văn thi sĩ Nguyễn Vỹ, Mạch-Quê-Hương, Tun báo Thằng Bờm, số 86, tr.31.

([33])  Nguyn V, Tuần-Lý Huỳnh Khắc Dụng, Tun báo Thng Bm, số 86, tr.2.

([34]) Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb Văn học tái bản, 2007, tr.172-174.

([35]) Nguyn V, Diu Huyn ơi, thôi vĩnh bit!, Nhu Thắng Cang, Tun báo Thng Bm, số 86, tr.8.

([36]) Vài kỷ-niệm về mấy văn, thi-sĩ hiện đại, Bàng Bá Lân, Nxb Xây Dựng, Sài Gòn, In lần thứ nhất ngày 1.11.62, tr.148.

([37])  Anh Nguyn-V đã mt!, Nht báo DÂN TA, số 106, ngày 16-12-71. In li trên Tun báo Thng Bm, số 86, tr.11.

([38])  Thi Văn Đoàn Thằng Bờm Quy Nhơn – Nguyễn Nhi Thơ, Tun báo Thng Bm, số 86, tr.23.

([39])  Bun giăng k nim, Sứa Lửa, Tun báo Thng Bm, số 86, tr. 25-27.

([40])  Điếu văn ca anh em S.V.H.S Qung Ngãi ti Sài GònTun báo Thng Bm, số 86, tr. 24.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *