Có bao nhiêu ngọn núi// Phía bên kia chắc nhiều cây trái/ Dãy đằng nọ hẳn lắm chim muông…// Hăm hở đi quên ngày quên tháng/ Đến nơi rồi lại thấp thoáng đằng xa/ Sương phủ mái đầu chưa đi hết được ta…

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Suy tư trước tượng Thánh Gióng
Người bảo ông khiêm cung
Biết lui về ở ẩn giữa vinh quang…
Người bảo ông chẳng có trách nhiệm với trần gian
Bỏ về trời khi vừa tan giặc dữ…
Chỉ dáng ông cưỡi ngựa bay lên đã dệt đẹp sắc trời.
Dậy đi con dế mèn dễ thương
Sương đã giăng và trăng đã buông
Ngai ngái thơm hương đồng gió nội
Ta gặp lại tuổi thơ
Từng đánh rơi bên vệ cỏ
Nhặt lên tay kỷ niệm sóng sánh tràn.
Thơm thảo đặc sản Thái Bình
Chiu chắt, nhọc nhằn ngào cùng nắng sương, giông bão
Dân dã cái tên như bờ thửa bờ vùng
Đủ ngậy, bùi, cay, ngọt dâng hương
Bánh cáy thức ngon tiến vua ngày trước
Nâng trên tay những thảo thơm của đất
Ai cứu những dòng sông?
Ống cống nước thải như những dòng độc tố
Thân sông đang ngày một gầy mòn
Đâu rồi biêng biếc nước gương trong*
Mảnh áo ngầu đen thum thủm bốc mùi
Kêu người, người ngoảnh mặt. Kêu trời, trời ở xa!
_______
* Ý thơ Tế Hanh
Có bao nhiêu ngọn núi
Phía bên kia chắc nhiều cây trái
Dãy đằng nọ hẳn lắm chim muông…
Hăm hở đi quên ngày quên tháng
Đến nơi rồi lại thấp thoáng đằng xa
Sương phủ mái đầu chưa đi hết được ta…
ĐẶNG TOÁN (THÁI BÌNH)
Góp ý:
Cho chùm thơ 1-2-3 của nhà thơ Đặng Toán(Thái Bình).
-Chỉ riêng bài số 5:”Có bao nhiêu ngọn núi”(câu 1):
Tôi không biết câu này,vì không thấy 1 dấu chấm hỏi(?)trong câu.Tôi đành hỏi nhà thơ Đặng Toán & theo ý của anh đây là 1 câu hỏi hay là câu diễn đạt ý & tên của bài thơ???Nếu tôi nói:anh Toán không biết dùng dấu chấm câu trong thơ,trong tiếng Việt thì anh có “nổi giận” với tôi không?Hoặc là tôi nói:BBT in ấn-đăng thơ của anh bị thiếu dấu chấm câu,cụ thể là dấu chấm hỏi(?) trong bài thơ trên thì anh & BBT trang vanhocsaigon.com nghĩ ra sao về lời góp ý của tôi???
-Câu (6),tôi xin trích lại:
“Sương phủ mái đầu chưa đi hết được ta…”.Đây là câu kết bài thơ phải không anh Toán?Theo tôi,hình như ý thơ của anh chưa “kết” được & bài thơ của anh không đáp được tính hô-ứng của thơ 1-2-3 thì phải!Vì sao?Vì ý thơ trong câu (6) này đang còn “dang dở” trong ý thơ của anh.Nếu anh dùng phép “đảo ngữ” trong thơ trong câu như: “Sương phủ mái đầu chưa đi hết được ta…” thì tôi hiểu từ “ta” mà anh Toán dùng & đặt ở cuối câu,có thêm 3 dấu chấm lửng(…) giống như 1 từ “đệm” mà thôi! “Nó” không có ý,”nó” cũng như là câu: anh,tôi làm việc ta…Còn nếu như anh không “đảo ngữ” thì câu trên sẽ là: “Sương phủ mái đầu ta chưa đi hết được…” & câu có ý rõ ràng phải không anh Toán?Tất nhiên,trong một “hạn chế” nào đó,tôi không dám nói anh phải làm “thế này”;phải làm “thế kia” trong câu,trong thơ.v.v.Vì tôi không phải là nhà thơ như anh.Nhưng tôi thích thơ,thích đọc & ngâm thơ.Cho nên tôi đọc bài thơ 5 của anh & cảm thấy “nó” còn “dang dở”; “nó” diễn đạt không rõ ý nghĩa qua cách dùng từ,phép tu từ trong thơ & lúc “nó” được độc giả đọc & ngâm lên thì ” nó” thật là “dở” vô cùng.
-Tôi thành thật xin lỗi anh Toán,vì đã góp ý thơ của anh.Tôi cũng mong BBT-BQT trang vanhocsaigon.com cảm thông.Tôi xin chào trân trọng.