Vọng tiếng chuông chiều// Trong sương vừa buông xuống/ Ru lòng ai, mệt nhoài sau dặm đường dài// Sãi cánh chim bay loang trong trời đất/ Lòng lắng theo âm, tưởng đến cõi vô cùng/ Chợt gặp lại mình cuối tiếng chuông vừa tắt

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Đà Lạt mùa nhớ thương
Đà Lạt mùa nầy vẫn đậm sương
Những hàng thông soi mình xuống hồ Than Thở
Những cung đường cong xưa làm người lạc mất người
Tiếng chuông chiều buồn như bao thuở
Những đóa hoa đẫm sương chiều như ngậm những giọt thương
Khi đàn chim bay qua
Em đứng dưới hiên nhà
Bước chân mùa đang khập khễnh đi xa
Cây cuối mùa héo hon đưa tay xương đưa tiễn
Lá xếp đầy như khâm liệm
Gió sau lưng ta đang hát khúc chia lìa
Mẹ về trong chiều mưa
Gánh hàng buồn héo úa
Nước rút đi rồi chỉ còn lại bùn đất và nỗi khổ
Mẹ còng lưng gánh cực một đời
Con nhìn bầu trời
Xin lần nầy bớt giọt mưa rơi
Cánh đồng sau mùa lũ
Vẫn bài hát như thời xưa cũ
Người nông dân chẳng còn gì
Gió qua đồng hun hút
Lúa ngã màu vàng chanh
Con chim hót lời đơn côi trong quạnh vắng
Vọng tiếng chuông chiều
Trong sương vừa buông xuống.
Ru lòng ai, mệt nhoài sau dặm đường dài
Sãi cánh chim bay loang trong trời đất
Lòng lắng theo âm, tưởng đến cõi vô cùng
Chợt gặp lại mình cuối tiếng chuông vừa tắt
LÊ PHƯỢNG
(Krông Păk – Đắk Lắk)
- Vladimir Nabokov và sự lựa chọn ngôn ngữ trong sáng tác văn chương
- Chùm thơ Phạm Thị Hồng Thu: Sóng nghiêng về bến cũ tìm dấu xưa ngọt ngào
- Tản văn Vân Thanh: Những “cô tiên” của TP HCM
- Thơ 1-2-3 của Đỗ Thu Hằng: Một cánh cửa dịu dàng mở lối đến vườn thơ
- Nhà thơ Hoài Vũ của ‘Anh ở đầu sông, em cuối sông’ bất ngờ nhận quà… khủng