Bến sông quê! Ơi bến sông!// Có phải em không thể nào quên một thời máu lửa/ Bến sông quê là nơi gặp gỡ kẻ ở người đi.// Trai gái yêu nhau, mẹ đi chợ qua cầu, anh ra mặt trận/ Thế rồi mẹ già ngóng con, em đợi anh đằng đẵng/ Bến xưa hóa goá chồng, thương em ngồi khóc một dòng sông.

Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Không khuyến khích biến thể các loại thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… thành Thơ 1-2-3.
Khát vọng thường mãnh liệt…
Như biển mênh mông hối thúc những con tàu vượt trùng khơi
Như dòng sông chở những cánh buồm bay trên sóng.
Nếu không can trường vượt qua sóng gió
Để dòng đời chậm chạp trôi như nước dưới chân cầu
Thì khát vọng mãi mãi chỉ là ảo vọng thôi!
Trước khuôn viên nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Khi sáng khi chiều bầy trẻ thơ
Tung những mẩu bánh mì và gạo trắng cho bồ câu ăn
Giọng chim, giọng người bên nhau líu lo quấn quýt
Nghe tiếng các em hát ca: “Đã là chim thì phải bay
Cớ sao có những người chơi chim cảnh nhốt chim trong lồng”

Bến sông quê! Ơi bến sông!
Có phải em không thể nào quên một thời máu lửa
Bến sông quê là nơi gặp gỡ kẻ ở người đi.
Trai gái yêu nhau, mẹ đi chợ qua cầu, anh ra mặt trận
Thế rồi mẹ già ngóng con, em đợi anh đằng đẵng
Bến xưa hóa goá chồng, thương em ngồi khóc một dòng sông!
Thương nhớ tột cùng tấm lòng của mẹ
Ngày con đi xa, tóc vướng bờ tre, chân son bỡ ngỡ
Nhà còn nghèo, mẹ dúi vào tay con nắm cơm nếp thơm.
Khi ở phố con cô đơn giữa khu nhà bê tông nghẹt thở
Khi lên công trường, con chui sâu vào rừng thẳm núi sâu
Bấy giờ con mới hiểu tấm lòng mẹ hồn quê thơm thảo.
Nhà thơ ơi! Anh đã viết những gì…?
Tôi từng đọc thơ anh, nghe quảng bá là thơ nổi danh
Nhưng xin anh chớ phiền lòng. Tôi xin nói thật.
Đọc thơ anh – Không thấy quê hương nào anh yêu
Không có người nào anh mến. Lịch sử buông xuôi thơ thì hờ hững
Hạn chế tài năng nhỏ bé tầm nhìn, ai sẽ đọc thơ anh ?
Xin cảm ơn những chiến binh dũng cảm.
Thời bình ư! Không. Cái thời bình khắc nghiệt vô cùng
Không chiến trường quầng lửa khói bom nhưng hiểm độc khôn lường
Đại dịch Corona. Con vi rút ẩn mình gieo tang tóc
Hàng triệu chiến binh áo trắng áo xanh ở tuyến đầu chống dịch
Quên thân mình vì sự sống của đồng chí đồng bào.
TPHCM, 12.2021
LƯƠNG SƠN
Góp ý cho chùm thơ 1-2-3 của tác giả Lương Sơn(TP.HCM,12-2021).
-Bài số 5:
“Nhà thơ ơi! Anh đã viết những gì…?
Tôi từng đọc thơ anh, nghe quảng bá là thơ nổi danh
Nhưng xin anh chớ phiền lòng. Tôi xin nói thật.
Đọc thơ anh – Không thấy quê hương nào anh yêu
Không có người nào anh mến. Lịch sử buông xuôi thơ thì hờ hững.
Hạn chế tài năng nhỏ bé tầm nhìn, ai sẽ đọc thơ anh ?”
Theo tôi,đúng là một bài thơ “quá dở”.Vì sao?Độc giả đọc thơ mà cứ tưởng rằng tác giả nêu ý về thơ ca,hay chí ít là nói về các nhà thơ trẻ hiện nay.v.v. nhưng mà tôi đọc kỹ lại thì thấy tác giả chẳng có ý gì nói về thơ cả(hoặc là nói cách làm thơ phải bắt đầu từ đâu,ví dụ như làm thơ từ “ngẫu hứng”- từ “tức cảnh sinh tình” để rồi làm thơ.).Chắc là tác giả Lương Sơn đang làm thơ để nghị luận,để “tự sướng” về thơ của mình hay sao ấy???Nếu vậy thì anh khoe khoang thơ của mình quá!Thật ra,bài thơ số 5 của anh đâu có hay,mà nó “dở” vô cùng.Để tôi lý giải & phân tích cho anh xem nhé!
-Tại sao ngay câu đầu tiên anh viết : “Nhà thơ ơi! Anh đã viết những gì…?”(câu 1 & cũng là tên bài thơ của anh).Vậy đây là câu hỏi hay câu gợi mở ý,câu giới thiệu bài thơ???Và nhà thơ thì viết thơ,làm thơ là tất nhiên rồi.Vậy mà,anh buông một câu: “Nhà thơ ơi! Anh đã viết những gì…?”.Vậy là sao ta???Thật tình,tôi không hiểu luôn;độc giả cũng bó tay.Tiếp theo,các câu sau anh Lương Sơn lại viết:
“Tôi từng đọc thơ anh, nghe quảng bá là thơ nổi danh(câu 2)
Nhưng xin anh chớ phiền lòng. Tôi xin nói thật.(câu 3).Ở đây,tôi thấy ý thơ “lộn xộn” quá trong 2 câu trên.Tại sao,anh Lương Sơn nói: từng đọc thơ anh vì nghe quảng bá thơ hay,thơ nổi danh=>Vậy anh Sơn cần xác định rõ là từng đọc thơ anh hay chưa đọc,và ở đây tôi xin nhấn mạnh điểm là độc giả đọc thơ,chứ độc giả không nghe thơ đâu!Do cách dùng từ,ngữ của tác giả Lương Sơn “vụng” & “tối nghĩa” trong thơ=>Bài thơ trở thành “dở & tệ” quá!
-Các câu 4-5-6 để kết bài thơ,tôi không cần phân tích & lý giải nữa,vì sao???Vì “dở”- “tệ” & “chẳng có ý gì” để nói,để làm sáng tỏ ý trong bài thơ “Nhà thơ ơi! Anh đã viết những gì…?”.Tại sao? “Đọc thơ anh …
ai sẽ đọc thơ anh ?”.Vậy toàn bộ 3 câu cuối này nếu ý gì đây???
-Anh làm thơ thì chính anh đã đọc rồi để chỉnh sửa & làm cho nó trở thành hay,mới lạ & truyền cảm đến với độc giả.Tôi chưa nói là thơ anh Lương Sơn là “dở” hoặc là “hay”!Nhưng nếu anh dùng các cụm từ,ngữ như là:
“Đọc thơ anh – Không thấy quê hương nào anh yêu,
Không có người nào anh mến. Lịch sử buông xuôi thơ thì hờ hững.
Hạn chế tài năng nhỏ bé tầm nhìn, ai sẽ đọc thơ anh ?”.
Tôi chỉ trích lại như trên thì thật là “dở quá”.
Vài lời góp ý,tôi mong anh Lương Sơn cần chú ý nhiều hơn về cách dùng từ,đặt câu trong thơ để làm được những bài hay & truyền cảm đên với độc giả.Tôi mong anh & BBT-BLĐ trang vanhocsaigon.com thứ lỗi.Tôi chào trân trọng.