Truyện ngắn Vũ Khắc Tĩnh: Chuyện của hai gã đàn ông

1.

Tư Hoan nhìn không rõ mặt người đàn ông đứng tần ngần trước cổng chợ, nửa mặt trên bị che bởi chiếc nón bảo hiểm, nửa dưới bịt kín bằng chiếc khẩu trang màu đen. Có lẽ người đàn ông đó tình cờ đi ngang qua đây, thấy Tư Hoan từ đằng xa đi tới. Người đàn ông dừng xe lại, vẫn ngồi trên chiếc xe Honda hiệu Wave, chỉ chờ Tư Hoan đến là nói ngay:

– Mày là thằng ngợm chứ không phải là con người?

Tư Hoan giật nẩy mình, đứng sững như trời trồng, vẻ mặt ngơ ngác.

Nhà văn Vũ Khắc Tĩnh

– Ông bạn vừa nói ai thế?

– Chứ còn ai vô đây nữa?

– Ông bạn hầm hồ quá, sao lại gọi tôi bằng mày?

Âm thanh chờn chợn thoát ra từ hàm răng nghiếng chặt.

– Mở mắt hết cỡ ra mà xem?

Tư Hoan mở to mắt, như thể bị thôi miên trong âm giọng

liêu trai của người đàn ông lạ mặt. Tư Hoan cảm thấy ruột gan lộn tùng phèo, như bị ai đó thúc cùi chỏ vào bụng. Tư Hoan rực nhớ ra chỗ này trước cổng chợ. Nhưng rất may hôm nay đúng vào thời điểm tháng tám ở Sài Gòn. Buổi sáng khoảng chin, mười giờ trời tắt nắng, những đám mây ở đâu ùn ùn kéo về đen nghịt chuẩn bị cho một cơn mưa. Bóng tối dần dần bò ra từ những bóng cây râm mát loang rộng trên con đường. Khuôn mặt người đàn ông đội chiếc nón bảo hiểm, đeo khẩu trang nhập nhoà trước mặt Tư Hoan. Tư Hoan không thể nào nhận ra ở người đàn ông bất kỳ dấu hiệu quen biết nào. Nhưng với người đàn ông không nghĩ như vậy.

– Sao? Tưởng tôi không còn cơ hội nào để gặp lại mày hả.

Sài Gòn mênh mông thật, nhưng trái đất này tròn.

Vẫn cái giọng khàn đặc cố hữu. Rồi thời gian như để chấm hết mọi ràng buộc dây mơ rễ má, và mọi gắng gượng cố tìm cách thoái thác khỏi gọng kềm với những tình huống oái oăm này của Tư Hoan.

Người đàn ông không còn nhẩn nại, hét toáng lên:

– Thằng khốn kiếp.

Người đàn ông bật công tấc đề cho xe nổ, rú ga nhả khói

bay mù mịt, lao vút đi. Tư Hoan đứng lặng. Bất giác Tư Hoan giơ tay bịt mũi, mà gã đàn ông tỏ ra xấc xược rồ ga khói bay vào mắt. Cảm giác ghê tởm, mùi khói khét lẹt hơi xăng còn hằn trong không khí trên mũi, trên mắt, nghe cay cay. Nhưng làm gì có bụi đọng lại. Bụi thì ở đâu mà chả có. Tư Hoan bước đi từng bước chậm rãi, bỗng nghe từng bước chân nặng trịch như muốn dính xuống mặt đường. Rút chân lên được Tư Hoan nghe nhẹ thì va vấp vào những người đi đường, hay ngã chúi người vào khoảng không gian như mất thăng bằng. Tư Hoan chợt bừng tỉnh đứng lại mắt nhìn bâng quơ. Định thần lại tư thế thoải mái.

– Đây là Sài Gòn sao? Mà ta cứ tưởng mình đang ở quê.

Nếu giả sử như ở quê, người đàn ông đó ta sẽ vạch mặt nó ra rồi.

Chuyện xảy ra quá đột ngột, kết thúc một cách chóng vánh. Hơi có vẻ nhanh nhẩu. Nhưng Tư Hoan không nằm mơ, cũng chẳng say giấc ngủ lâm vào ảo giác. Ảo giác là cái quái gì mới được chứ? Rõ ràng Tư Hoan đang bước đi, va vấp vào cái nợ đời một cách đau điếng không tưởng nổi. Có phải vậy không?

Hình như mùi khói xăng từ ống pô chiếc xe Wave nhả ra vẫn còn bay thoáng xung quanh đây. Giọng nói của người đàn ông khàn đục rất khó nghe, xoáy vào tâm trí Tư Hoan như mũi khoan.

Tư Hoan có thái độ bực tức, cảm thấy khó chịu trong lòng vì không được như ý, lúc này đây không tiện nói ra, không thể phản ứng lại, bất lực khả năng đối đáp, chậm xoay xưở có phần nào lời lẽ yếu thế. Không lẽ thốt ra lớn tiếng sợ mọi người ở chung quanh nghe lóm hay vợ Tư Hoan biết được những uẩn khuất nào đó lâu nay Tư Hoan giấu kín. Lẽ ra Tư Hoan phải tiến lại ngay trước mặt người đàn ông túm lấy cổ áo, giựt phăng cái khẩu trang chỉ tay vào mặt người đàn ông lạ mặt quát tháo mới phải, đằng này Tư Hoan đứng yên một chỗ, miệng câm như hến. Khi người đàn ông đó bỏ đi rồi, Tư Hoan mới tỏ thái độ hung hãn cũng chẳng có ích lợi gì. Nhưng thực ra từ ngày Tư Hoan bỏ quê đi lang bạt kiếm sống. Tư Hoan chưa hề mở miệng doạ nạt ai, chưa hề nói lớn tiếng với một người nào. Không biết tại sao Tư Hoan đổi thái độ hung hăng mà chí thú làm ăn, không còn hiềm khích như những năm ở quê.

Thằng Năm cháu Tư Hoan, gọi Tư Hoan bằng chú, nảy chừ đứng ở một góc khuất gần đó, thấy và nghe hết mọi chuyện rối rắm nhưng không dám chường mặt ra. Khi người đàn ông đó bỏ đi rồi.

– Này, chú Tư đi đâu vậy?

Tư Hoan nghe tiếng gọi giật của thằng Năm, Tư Hoan sực

tỉnh ngộ ra:

– Chú định vô chợ mua ít đồ dung. Con làm gì ở đây?

Hoá ra Tư Hoan đã vượt lên trước một đoạn đường ngắn,

cứ thế Tư Hoan cắm đầu cắm cổ bước đi mà quên rẽ vào con hẽm cụt để lấy xe gởi ở đó. Lâu nay Tư Hoan có thói quen đi bộ tập thể dục, vẫn thường phóng xe đến đây gởi ở chỗ giữ xe, đi bộ tà tà đến công viên cây xanh hít thở không khí, ưỡn ngực làm vài động tác cho đến khi mồ hôi chảy thấm trong người mới về. Hôm nay Tư Hian ngủ quên, dậy trể nên không ra công viên. Tư Hoan đổi hướng đi để vô chợ mua ít đồ dung, thì gặp phải cớ sự này.

Tư Hoan về tới nhà, bà Bích Ngọc vợ Tư Hoan lui cui dưới bếp nấu ăn, thấy Tư Hoan đi thoáng qua với vẻ mặt không mấy vui. Bà như đoán biết có chuyện gì xảy ra ở ngoài đường rồi.Mà chuyện gì mới được chứ. Bà tự hòi, nhưng không mấy để tâm, phớt lờ, chỉ thúc giục Tư Hoan:

– Ông đi tắm rữa rồi ăn cơm, trưa rồi mà ông không thấy

đói sao?

Tư Hoan đi thay áo quần, rồi lao vào nhà tắm, Tư Hoan ở trong đó khá lâu, kỳ cọ, xối nước xối xả, đứng cho ráo nước, lấy khăn lau đầu, mình mẩy chân tay. Bình tĩnh đứng soi gương ngắm lại mình cố tìm xem có sự thay đổi nào không khiến cho bạn bè thân quen xầm xì Tư Hoan dạo này ốm và già quắp. Vậy sao soi gương Tư Hoan vẫn thấy khuôn mặt mình vẫn như ngày nào, có hư hao đôi chút nhưng không đến nổi tàn tạ.

Bữa cơm trưa thịnh soạn dọn lên bàn, Tư Hoa đem thẩu rượu thuốc bắc mới ngâm được ba tháng đem ra uống, tưởng đâu xác thuốc đã mục nát nhừ ra, hoá ra vẫn còn xác. Bữa cơm thiếu mặt hai đứa con đi học thêm chưa về. Tư Hoan ăn vội hai chén cơm rồi đứng dậy, trên bàn chỉ còn bà Bích Ngọc ngồi một mình:

– Sao hôm nay ông ăn ít vậy? Ăn vặt ở ngoài chợ rồi hả?

Hay có sự cố gì xảy ra?

Tư Hoan đứng phân vân, không biết có nên nói chuyện vừa xảy ra hồi sáng cho vợ nghe không? Suy đi tính lại thôi kể cho vợ nghe làm gì?

– Anh bị choáng mệt tí thôi. Không sao?

Tư Hoan lẳng lặng đi ra phòng khách ngồi xỉa răng, uống

nước trà, bật tivi lên xem suốt. Khi không còn hứng thú xem tivi thì vô giường nằm nghĩ ngơi cũng không hé răng nói nửa lời. bà Bích Ngọc lâu nay đã quá quen với vẻ bề ngoài trầm lặng của chồng. Cái trầm lặng của Tư Hoan là một cách tận hưởng đời sống kín tiếng, nên bà không mấy để ý làm gì. Trên chiếc giường nêm êm, lẽ ra Tư Hoan đã thiếp đi nhờ hơi men rượu, mặc chiếc tivi bên ngoài làm gì thì làm. Vậy mà, mặt mày Tư Hoan vẫn tỉnh queo không hề hấn gì.

2.

Chiếc nón bảo hiểm, khẩu trang che kín mặt, người đàn ông chỉ để lộ ra hai con mắt hí như hai vùng sâu chứa đầy bóng đêm. Trong tư thế tâm trí còn hoãng loạn, Tư Hoan chỉ kịp lưu giữ vài hình ảnh mờ mịt về người đàn ông. Nhưng chừng đó cũng đủ làm cho chúng bám riết lấy tâm trí Tư Hoan. Tư Hoan có vẻ hơi nôn nóng khi bắt đầu một cuộc rà soát vô thưởng vô phạt. Trên cái nền âm thanh giọng nói khàn đục và một vài hình ảnh hỗn độn của cái tivi đang mở. Tư Hoan cố gắng hồi tưởng chắp nối nhanh mọi khoảnh khắc những mẫu chuyện đời đã qua. Từ những năm tháng xa xưa sống ở quê, chỉ có chơi thân với thằng Tư Mã. Một thằng bạn hiền khô như cục đất.

Sau năm bảy lăm, Tư Hoan là một con người khác, cậy thế cậy thần ức hiếp người cô thế, quậy phá. Mấy mươi năm qua rồi, chắc mọi người đã hiểu và mở vòng tay độ lượng tha thứ mọi tội lỗi. Tự thân Tư Hoan cảm thấy xấu hổ nên bỏ quê đi lang bạt tha hương kiếm kế sinh nhai.

Sài Gòn mở vòng tay đón nhận và cưu mang để làm ăn dù chẳng biết Tư Hoan là ai từ đâu đến, có gây thù chuốc oán với ai không? Có làm việc gì mờ ám tán tận lương tâm đến mức phải bị trừng phạt? Có lúc tỉnh tâm lại Tư Hoan giật mình chợt nhớ ra một chuyện. Một hành vi vụng trộm, mờ ám. Một ý nghĩ tăm tối đốn mạt. Nhưng nói chung tất cả hầu như đã chìm vào quên lãng hoặc được Tư Hoan chôn cất một cách chu đáo. Không phát hiện ra bất cứ hành tung nào để lộ ra kẻ hở nguy hiểm nào khiến chúng có nguy cơ rò rỉ ra bên ngoài.

Vậy thì, người đàn ông xa lạ kia có khi nào nhầm lẫn Tư Hoan với một người nào khác không? Một gã nào đó cùng kiệt có tư thù với người đàn ông. Rất có thể. Ai chẳng có những lúc lầm lẫn tai hại. Tư Hoan nhập nhoạng. Nhầm thì thông cảm bỏ qua. Nếu không nhầm thì sao? Không nhầm lẫn, hẵn Tư Hoan phải dây dưa nợ nần dan díu với người đàn ông một món nợ gì đó. Một món nợ cực kỳ bí mật, không đến nổi nghiêm trọng cho lắm. Thì người đàn ông đâu đến nỗi phải cay cú thở ra cái giọng khàn đục khó nghe như vậy. Nhưng khốn nổi cuộc đời này còn dạy cho Tư Hoan nhiều bài học đắt giá để đời. Không để đời sao được. Có những cái xảy ra mà đôi khi chính bản thân Tư Hoan cũng không biết đích xác xảy ra từ lúc nào. Cứ cho là chuyện nhỏ nhặt, với người khác cho là lớn nghiêm trọng. Thậm chí còn sống vô tư không nghĩ mình là người có tội. Đến nổi không có một ai thân tình để vỗ vai, nhắc cho Tư Hoan biết. Tư Hoan là người không ra gì? Lùn cúi để vinh thân đó là chuyện trước kia còn nhập nhoạng, rồi cũng không biết chừng lại có đứa nào đó đến trước mặt Tư Hoan nhăn nhó cũng không sao. Trong mù mờ nhân ảnh con người trố mắt tìm kiếm một chút hư ảo để dày vò thân xác, dày vò cái dục vọng thấp hèn để dằn mặt nhau. Biết đâu được trong mênh mông trời đất chẳng có cái gì là không thể xảy ra.

3.

Từ ngày người đàn ông đứng trước cổng chợ, đã một tuần lễ trôi qua. Tự Hoan bị ám ảnh không thể nào quên được, nên Tư Hoan lần này đi có ý giục bà Bích Ngọc cùng đi với mình  đến trước cổng chợ chỗ hôm trước, người đàn ông lạ mặt đứng đó. Tư nHoan và vợ bước đi chậm rãi, mắt ngó tới ngó lui, nhìn kỹ hai bên đường không bỏ sót một chỗ nào hết. Tư Hoan cố thử đoán xem hôm đó người đàn ông đến trước hay Tư Hoan đến trước bị mai phục. Hay chỉ là tình cờ trong cái gặp ngẫu nhiên xảy ra chóng vánh của người đàn ông. Tự nhiên người đàn ông như có linh tính mách bảo một chuyện gì đó nghe âm ỉ trong ngần ấy năm ở quê mà gã ôm hận. Khi gặp Tư Hoan gã không cầm lòng nổi, bắt buộc gã phải nói tuôn ra những lời lẽ khiếm nhã rất khó nghe cho hả cơn giận. Dù vẫn biết Tư Hoan là bạn học cũ. Rồi người đàn ông cũng biến mất trong dòng người và xe cộ chạy nườm nượp trên đường. Sài Gòn hôm qua, Sài Gòn hôm nay lùm xùm bao chuyện rối rắm xảy ra trong đời sống con người. Có người đến Sài Gòn để mưu sinh, có người chạy trốn nợ nần, có người xa lánh ân oán giang hồ với nhau, có người đi học và làm việc trong cơ quan nhà nước. Nhưng quả đất này tròn trước sau gì cũng gặp, thấm thía chút tình tha phương trong cơ man trời đất.

Thật kỳ lạ, không biết bao nhiêu năm tháng đã trôi qua trong thầm lặng. Góc phố này, khu chợ này là nơi tụ tập buôn bán rất đông người, kẽ vô người ra không ngớt, và ai cũng đeo khẩu trang, che mặt, đâu có phải một gã đàn ông đó. Chính người đàn ông đeo khẩu trang màu đen hù doạ Tư Hoan mới lạ chứ. Cái ý nghĩ đó nghe ngồ ngộ làm sao, rất biến hoá và cũng rất bất ngờ, khiến cho Tư Hoan cười thầm một mình.

Lúc này là buổi chiều ánh nắng vàng nhạt rơi vung vãi trên đường. Mấy người đi bộ đi qua đi lại nói cười vui vẻ, lướt qua Tư Hoan, lướt qua bà Bích Ngọc. Bỗng nhiên Tư Hoan nghĩ mọi thứ trên cõi đời này trở nên sáng tỏ, nhẹ nhõm trong cái nhìn bâng quơ dưới ánh nắng yếu ớt của một buổi chiều sắp tàn. Tư Hoan chẳng có một lý do gì để sợ sệt và đề phòng một ai đó đến gây sự. Người đàn ông hôm nọ như tan biến ở một nơi nào đó mất tăm. Giờ chỉ còn lại cái bóng rỗng không xuất hiện lúc thần kinh Tư Hoan không còn bình thường hay va vấp vào những suy nghĩ mông lung mơ hồ, nhưng có mục đích trong tâm trí hoãng loạn.Với một giả sử có thật, một con người bằng xương bằng thịt, bây giờ xuất hiện trước mặt Tư Hoan, biết đâu người đàn ông đó sẽ gật đầu chào Tư Hoan cho mà xem. Mĩm cười mà còn bắt tay nhau nữa. Để tận mắt được nhìn bà Bích Ngọc, đã một thời làm cho người đàn ông đó say đắm. Tư Hoan biết nên nghĩ đến lúc ấy thế nào cũng có cách ứng xử hào sảng. Tư Hoan chỉ tưởng tượng  ra mọi thế thái chứ làm gì có những giả thuyết mang chút trừu tương mơ hồ, trong khi có bà Bích Ngọc một người phụ nữ xinh đẹp, một tâm hồn đa cảm. có đôi mắt ướt át nhìn như hớp hồn thiên hạ. Nếu người đàn ông đó có đến cũng không bao giờ chường mặt ra mà đứng vào góc khuất nào đó ngắm nhìn người tình xưa, dù hôm nay đã phai nhạt

4.

Cuộc sống của Tư Hoan vẫn tuần tự diễn ra theo thời gian. Buổi sáng dậy sớm pha trà uống, xỏ chân vào giày đi tập thể dục thành cái thói quen. Sau đó muốn đi đâu thì đi. Tư Hoan chưa bao giờ cho phép mình sống buông thả như thời còn thanh niên. Dù gì đi nữa Tư Hoan cũng là một người đàn ông mẫu mực trong gia đình.

Người đàn ông lạ mặt, bỏ hẳn còn đường đó, không bao giờ đi ngang qua để làm gì nữa. Bây giờ người đàn ông gặp những người quen hỏi nơi ở và số điện thoại của Tư Hoan. Gã nghĩ giờ cũng lớn tuổi rồi nên có ý định mời Tư Hoan đi uống cà phê hay một quán nhậu nào đó ngồi lai rai. Khi đã thấm  men rượu rồi càng dễ nói chuyện, chứ không bao giờ đến nhà chơi.

Đúng là Tư hoan trăm phần trăm, một người bạn học cũ hồi học cấp ba ở trường tỉnh. Từ trong đống kỷ niệm đổ nát  mấy mươi năm mù mịt. Tư Hoan hiện nguyên hình là thằng học sinh lớp đệ nhị cấp ( nay là lớp mười một ) học lực trung bình, một học sinh có cá tính trong lớp, sớm bộc lộ chút ngang tàng, bướng bỉnh nhưng rất dễ thương, ăn nói có duyên, có tài tán gái. Người đàn ông còn lạ gì thằng Tư Hoan ngày nào. Chơi với nhau rất thân, nhưng qua một kỳ thi tú tài , đưa thi rớt , đứa thi đậu, chia tay nhau. Sau năm bảy lăm thì gặp lại nhau ở một thị xã nhỏ quê nhà.

Người đàn ông không tài nào hiểu được trong giây phút

tình cờ gặp lại thằng Tư Hoan, quen mặt, biết tên nhưng rồi cũng mất dấu từ khi Tư Hoan vô Sài Gòn sinh sống.

Vậy mà, hôm nay người đàn ông tình cờ gặp lại Tư Hoan không tay bắt mặt mừng mà nói năng suồng sả thô thiển như dân ngoài chợ, dân giang hồ thứ thiệt. Hoá ra người đàn ông tình cờ gặp Tư Hoan hôm nọ, một con người đặc biệt mà bà Bích Ngọc tâm sự. Tư Mã không phải là thằng lưu manh hay trộm cắp, cũng không phải là người ba hoa lắm lời. Một con người ít nói,tính nết hiền khô. Vậy mà chơi thân với Tư Hoan. Nghĩ cũng lạ.

– Bạn học ngày xưa của ông đấy chứ! Sống chân thật, dễ

thương nhưng quá hiền. Nhờ ông mà ông ấy quen tui, nhưng cũng vì ông mà ông ấy xa tui, bao nhiêu lá thư và những bài thơ tình ông ấy gởi tui đều qua tay ông nhận nhờ đưa cho tui, ông đều ém nhẹm mà còn nói thằng Tư Mã đi rồi, đi làm ăn xa rồi. Tui tin thật. Nhưng không ngờ đó là cái bẩy ông giăng ra để chiếm đoạt tui, vì ông ăn nói có duyên, biết ga lăng, biết ôm ấp, biết con người tui sống lãng mạn để tấn công tui trước sau gì cũng làm cho tui xiêu lòng. Sau này ông ấy biết hết mọi chuyện nên hù doạ ông là phải thôi. Còn  những chuyện khác như tán tận lương tâm của ông ở đâu thì tôi không được biết.

Tư Hoan bây giờ mới nhận ra chân tướng, người đàn ông đó là bạn học cũ ở cùng quê tên Tư Mã. Bạn bè trong lớp nói vui và đặt tên Tư Mã, vì mỗi lần chạy thi lúc nào gã cũng chạy nhanh và đoạt giải nhất. Nhanh như ngựa. Một người bạn làm thơ, ít nói, hiền như cục đất. Gởi thơ tình tán gái cho bà Bích Ngọc hồi đó là thua, vì nàng không đam mê văn chương trong đó có thơ, nàng xinh đẹp nhưng cái đầu trống rỗng.

– Hôm nào gặp gã bạn học cũ. Tư Hoan này sẽ bắt tay xin

lỗi, mới đúng qui luật trong cuộc chơi giang hồ. Hèn gì gã thâm thù Tư Hoan này…

5.

Mấy mươi năm qua rồi, chưa khi nào Tư Hoan uống nhiều rượu như buổi chiều nay ngồi với ông bạn Tư Mã. Hai người đàn ông tóc lấm chấm bạc nói cười rôm rả, như trẻ lại như một thời còn đi học. Khi rượu đã thấm men say thì lời ra tuôn chảy không còn giữ được trong lòng, nói thật, nói hết…

Tư Hoan ngồi nhịp chân kể lể, mong có sự chú ý và thông cảm.

– Tôi giới thiệu Bích Ngọc cho ông bạn, ông bạn đã gặp

nàng vài lần, nhưng không lay động được trái tim nàng. Mỗi ngày ông bạn cứ làm thơ tình tặng nàng. Theo như tôi biết nàng là cô gái sống rất ư là lãng mạn, tặng thơ cho nàng là thua rồi, nàng nói nàng không thích thơ đâu, gặp nhau chỉ nói những chuyện đâu đâu…nàng chỉ thích ôm ấp, gần gũi, ga lăng một chút..Và chuyện gì đã xảy ra với ông bạn thì ông bạn đã biết rồi. Tôi không đưa giùm thơ cho Bích Ngọc là vậy đó. Tôi là thằng lưu manh chờ cho nước đục để thả câu. Ở đời chẳng có cái gì giấu được lâu, cuối cùng ông bạn cũng biết và hận tôi.

Hai gã đàn ông tóc lấm chấm bạc ngồi bù khú với nhau. Kỷ niệm là những thứ vô hình đầy những khoái cảm. Cả hai gã đàn ông uống hết một chai rượu thuốc.

Ngoài trời chạng vạng tối, Tư Hoan ngây ngất về tới nhà, tâm trạng rối bời, đầu nặng trịch, đến nổi không cởi nổi đôi giày, để vậy nằm lăn trên giường thở hổn hển. Bà Bích Ngọc đi đâu mới về , thấy Tư Hoan nằm dài trên giường, giày không cởi ra , áo quần cũng không thay.

– Ông uống rượu với ai thế?

– Với thằng Tư Mã chứ ai!

– Ông đi tìm gặp ông ấy à, Tư Mã điện thoại cho anh mời ra quán nhậu uống rượu nói chuyện xưa.

– Ông cướp người yêu của ông ấy mà còn nói chuyện gì

nữa?

– Đàn ông với nhau có nhiều chuyện để nói, bà làm sao

mà biết được.?

Bà Bích Ngọc đứng nép mình bên cánh cửa tâm trạng phấn khích. Ông lại đi nhậu với ông Tư Mã. Một gã làm thơ mà không rước được nàng về dinh. Ông Tư Hoan chỉ là ông cầu bơ cầu bất mà rước được nàng về dinh. Nghĩ cũng lạ. Bà Bích Ngọc cười thầm một mình.

Mưa bắt đầu rơi rơi, từng cơn gió thổi mạnh nghe vù vù qua mái nhà. Tư Hoan mở mắt nhìn xuyên qua màn mưa.

Bà Bích Ngọc nói cười một mình..

– Thế là mọi khuất tất của hai gã đàn ông cũng là bạn học

với nhau ở quê, được hoà giải một cách ổn thoả. Không ngờ sắc đẹp của mình cũng đủ để làm cho hai gã đàn ông thâm thù nhau suốt một thời gian dài.

VŨ KHẮC TĨNH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *