Tản văn Hà Tuyết Giảo: Tiếng Sài Gòn sao mà dễ thương ghê ấy

Dạo này vài người bạn đến thăm tôi, thường hỏi tôi mấy câu hỏi như: “Vì sao em chọn thành phố Sài Gòn làm việc, chứ không phải những thành phố khác ở Việt Nam hoặc những nước khác?”; “Em cảm thấy giọng miền Nam tiếng Việt khó hiểu không?”;“Thời tiết miền Nam nóng như thế, làm sao em chịu nổi nhỉ?”…

Thực ra tôi đã tự hỏi mình không biết bao nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được đáp án ưng ý.

Cây bút trẻ Hà Tuyết Giảo (He Xuejiao) là người Trung Quốc đã học tiếng Việt 8 năm, tốt nghiệp đại học Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây với chuyên ngành tiếng Việt, hiện đang theo học chương trình nghiên cứu sinh Trường Đại học Xã hội và Nhăn văn, Đại học Quốc gia TPHCM.

Dạo này, mỗi khi có người hỏi tôi, tôi bèn đưa tạm một kết luận là vạn sự tùy duyên. Nhưng sâu trong cảm nhận của tôi, chắc tôi có duyên với Sài Gòn thật. Hôm nay, tôi muốn kể cho mọi người, Sài Gòn trong mắt tôi là một thành phố như thế nào. Nhiều người bạn, có các sinh viên người Nhật đã hỏi tôi: “Giọng miền Nam tiếng Việt khó hiểu đúng không?” Tôi cảm thấy mọi người vốn đã xác định giọng miền Nam tiếng Việt khó từ ban đầu rồi. Nếu đã xác định một việc khó ngay từ đầu, làm việc đấy sẽ cảm thấy khó hơn gấp bội. Tôi thì lại thấy giọng miền Nam nhẹ nhàng, êm dịu, như một giai điệu uyển chuyển, ngọt ngào, tuy trong đó có một số từ vựng khác xa với tiếng miền Bắc. Điều này khiến tôi lại càng hứng thú với sự phong phú của tiếng Việt.

Tôi vẫn nhớ ngày tôi mới đặt chân đến Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm ngoái, mọi người nói từ “xài”, tôi nghe thấy hơi kỳ lạ, nhưng sau khi tiếp xúc mấy lần cũng có thể đoán ra từ “xài” tương ứng với từ “dùng” trong tiếng Việt của người miền Bắc.

Nếu nói đến sự khác biệt lớn về từ vựng giữa giọng miền Nam và miền Bắc, không thể nói nhắc đến “dạ” và “vâng”. Người miền Bắc thường dùng “vâng”, trong khi người miền Nam thường dùng “dạ”. Tôi lại là người tiếp xúc và học giọng miền Bắc đã 8 năm nên đã vô ý thức nói “vâng”. Đồng nghiệp người Việt nói đùa rằng “vâng” nghe cứng nhắc, thử chuyển sang nói dạ cho nhẹ nhàng. Ban đầu tôi cũng khá là cứng đầu vì không chịu nói giọng miền Nam, nhưng vài tháng sau làm việc và sinh sống tại Sài Gòn, tôi cảm thấy mình cần thích nghi với giọng nói và văn hóa miền Nam. Tôi bắt đầu nói từ “dạ” theo giọng miền Nam, ban đầu đồng nghiệp người Việt cười khoái trí lắm, âm điệu vẫn lơ lớ hơi hướng giọng Bắc. Đồng nghiệp người Việt dần dần huấn luyện tôi nói “dạ” theo giọng miền Nam.

Hiện giờ tôi đã nói được dạ theo giọng miền Nam. Cũng như huấn luyện từ “????????̣” theo kiểu miền Nam, dần dần tôi có thể nghe hiểu giọng miền Nam và có thể bắt chước được giọng nói của họ. Tôi cảm thấy không nên xác định giọng nói miền Nam khó hiểu từ ban đầu, nên suy nghĩ đang tiếp xúc một thứ mới mẻ, dần dần thích nghi và hài hòa với điều đó. Tôi tin rằng, vào một ngày không xa, tôi sẽ thành thục giọng miền Nam cực kỳ dịu dàng và ngọt ngào.

HÀ TUYẾT GIẢO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *