Tự ứng cử giải Nô ben

VHSG- Những nhà thơ đang rối bem lên vì tin động giời. Có một nhà thơ tự dịch thơ của mình ra tiếng Anh rồi gửi sang Thụy Điển ứng cử giải Nô ben.

Cái sự rối bem này là do mỗi người một câu bàn ra tán vào cái sự thơ của người kia có hay không? Có mới không? Có độc đáo không? Sau sự tán bàn đó thơ của người kia thành một búi tơ vò. Á a cái búi tơ vò đó lại thành một cái sự khác lạ. Cái sự hớp dẫn quê mùa. Cái sự đậm đà bản sắc dân tộc. Á a, nhỡ đâu cái sự hớp dẫn quê mùa, cái sự đậm đà bản sắc đân tộc đó lại lọt vào mắt xanh của bạn dám khảo. Nhỡ đâu… Nhỡ đâu mà nó được giải thưởng Nô ben thật thì sao. Nhỡ đâu. Sau cái sự rối bem đó là tiếng thở dài và một khoảng im lặng bao trùm. Bỗng một nhà thơ trẻ cất tiếng:

– Yên tâm đi vì nó không quen ban giám khảo.

Òa ra những tiếng cười và tiếng bật bia lon bôm bốp.

Y BAN

One thought on “Tự ứng cử giải Nô ben

  1. Nguyễn Hồng Minh says:

    Từ bài viết nhỏ của chị Y Ban chúng ta thử nghĩ về giải thưởng?
    Có nhiều góc cạnh của một giải thưởng, có có thể theo đuổi nghiên cứu, tìm hiểu hết các góc cạnh ấy. Thường thì hiểu rằng có n lý do liên quan tới giải thưởng. n tác dụng, và cả n cách thức. Nhiều quá không để mà tung hỏa mù, tôi nghĩ là không, nếu mình không quan tâm. Còn quan tâm thì có lẽ lý do tôi nói ra sau đây chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ tới.
    Để đi vào lý do đó tôi lấy một ví dụ: tại sao Mỹ Anh hoặc một số nước lấy hệ quy chiếu đo đạc khác với thế giới? Tại sao có sự tương tác giữa những nhà tài phiệt “Phét” với chính phủ Mỹ về tiền tệ? Tại sao có giải ốt-ca tượng vàng? …rồi câu hỏi dẫn ra là Nô-ben có tương tự như thế không? Khi đưa ra một hệ quy chuẩn mới, các tiêu chuẩn mới và kẻ mạnh thiết lập nó tạo ra áp lực cho những kẻ còn lại. Một là chạy theo và bị phụ thuộc, hai là phát triển lớn mạnh hơn và đè ép lại. Chỉ có hai con đường đó. Có khi nào bạn nghĩ các giải thưởng là vòng kim cô buộc vào cổ bạn để dẫn bạn đi? Hay có khi nào bạn nghĩ các tổ chức người bạn Iran mà Mỹ lập ra là để giúp Iran? Không phải vậy mà là càng làm Iran bị cô lập thêm mà thôi. Vì thế giải thưởng, các hệ quy chiếu, các tiêu chuẩn chỉ là các hiện tượng hiện hữu của cái xã hội này không hơn không kém. Bạn chạy theo bạn sẽ phải lựa chọn hai điều tôi đã dẫn ở trên. Bạn không chạy theo thì hình như bạn không tồn tại trên hành tinh này. Thật là một sự thật oái oăm, và ly kỳ đúng không nào!
    Giải thưởng như vậy thường thiết lập một cái giới hạn nào đó mà bạn bị thu hút, nhưng đằng sau nó không đơn giản là một giải thưởng đơn thuần. Sợ nhất là anh chàng dựa vào chuyên môn và từ sức mạnh của nhiều người sau đó để thiết lập lên một thời kỳ mà sau đó không ai thoát ra ngoài vòng xoáy đó được. Dùng giải thưởng để dành cho số ít mà khống chế được số đông. Dùng giải thưởng để tạo ra sự ham muốn và nhu cầu chuyên môn ở mức độ toàn cầu, tất nhiên không đơn giản nhưng cũng tất nhiên là không hề đơn giản chỉ như vậy. Chúng ta đã tiếp xúc với gọi là gì nhỉ…giọi là những kẻ sở hữu công cụ sản xuất…gọi là tư bản, giờ dùng từ này có vẻ không hợp thời…nhưng cách làm của tư bản và hình thức của nó vẫn có chỗ giống nhau và lập lại mà chúng ta chưa phát hiện ra, hoặc phát hiện rồi nhưng mà nhụt trí quá, tự ti, tự hành quá đành để trôi theo số đông, trôi theo cái bệnh như là bệnh nghề nghiệp, ở lâu thành quen, thành ra tặc lưỡi ừ kệ, rồi thành ra tự trách bản thân mình, tự ti chính văn hóa, văn chương của mình và của những ai chưa nằm trong cái giải thưởng ấy.
    Nói thế có người lại nói tôi là gàn dở, là chả biết gì về thực tế, là kẻ ngông vì đi ngược hoặc biết chắc chẳng bao giờ được đanh ra nói liều. Thế cũng chẳng sao, bởi tôi chẳng là gì. Quan trọng là chúng ta cùng nằm trong một hệ tư tưởng mà phải chịu sự áp chế của hệ tư tưởng ấy không thoát ra được, vì chúng ta nhỏ bé quá, yếu đuối quá, thời gian sống ngắn quá …vv. Nhẹ hều.
    Người ta lợi dụng giải thưởng một cách tinh vi như thế nào chúng ta còn lạ gì. Nhưng lạ cái lại cứ phải chạy theo, cứ phải dùng hệ quy chiếu đơn vị ấy, vẫn phải dùng tiêu chuẩn ấy để áp vào chúng ta, vẫn phải dùng nói trắng ra là dùng văn chương của người ta để sống, dùng giải thưởng của họ mà ước mơ vươn tới – bởi họ đã tạo thành xu hướng, đã nắm được hệ thống, đã xây đắp thành truyền thống, và mọi tầng lớp tri thức cao đều ngả theo họ, đề cổ súy cho họ. Thế tại sao họ lại cổ súy cho điều đó? Bởi họ cũng có nhu cầu giống chúng ta, và vì nhu cầu lợi ích, và cái bài toàn 2 win, tức là win win hai bên cùng có lợi. Hai bên lớn có lợi thì chúng ta hỏi có ích gì. Hai bên lớn bắt tay nhau để có lợi thì dễ hiểu thế giới, thiên nhiên thay đổi là đương nhiên. Đó mới là hai bên có lợi, còn giải nô ben, giải cọ kị, giải tuyết trắng, giải ốt ca…có hơn 2 kẻ thẳng thì nó gây ra cái hậu quả gì lớn hơn nữa. Nó sẽ phân chia thế giới thành hai mặt tối và sáng, như ngày và đêm…mà phía hưởng lợi là số ít so với hàng tỉ tỉ người, so với cái trái đất cần để tồn tại vĩnh cửu trong hệ thiên hà, – là số đông, là các yêu cầu trên yêu cầu tồn tại của con người…vì thế không khó hiểu tại sao thế giới bị phân cực, rồi dựa vào các cơ sở ấy để kẻ mạnh áp đặt vòng kim cô, ngăn cấm, bao bọc, cấm vận, cản trở số đông còn lại, làm hại hành tinh và hệ thiên hà mà vẫn cho rằng không phải do các giải thưởng, không phải do số ít win win với nhau. Thật kỳ lạ thay cái mặt này của cuộc sống.
    Ngụy phong đả tre Nguyễn Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *