Không nghi ngờ gì nữa, thể thơ thứ 12 đã ra đời: Thơ 1-2-3

Sau khi đăng tải bài nghiên cứu “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học đương đại Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Minh Ca tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế “Văn hóa – Ngôn ngữ – Văn chương – Nghệ thuật Việt Nam ở Nam Bộ” vừa diễn ra ở Trường Đại học Tây Đô, thành phố Cần Thơ, nhà văn Trần Vinh (cha của cố nhà thơ Hoa Níp) đã có bài viết ngắn về thơ 1-2-3, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà văn – nhà giáo Trần Vinh ở Vũng Tàu

>> Câu chuyện kỳ lạ về Hoa Níp: Con đưa cha đến miền Thơ

 

Tôi nghĩ rằng đã đến lúc những người nghiên cứu, sáng tác cũng như giới cầm cương nền văn học nước nhà cần có cái nhìn nghiêm túc, khoa học và cả tâm linh nữa về hiện tượng Thơ 1-2-3. Chúng ta cần hiểu rằng, chính quyền có thể dùng nghị quyết, dùng ngân sách, dùng vốn góp… để có được những công trình xây dựng nhưng sẽ ko có bất cứ cách nào cho ra đời được một thể thơ. Sinh nở ra một thể thơ chỉ có thể là thiên duyên, là vận mạng trao vào tay của một người hoặc một nhóm người nào đó.

Ko hiểu sao mà tôi rất tin vào hậu vận của Thơ 1-2-3. Có lẽ vì tôi thấy cấu trúc thơ giống như dòng chảy của một con sông. Có khởi nguồn rồi lớn dần lên cho đến khi chảy ùa vào biển cả. Thơ 1-2-3 có quy tắc cấu trúc vừa đủ tạo ra sự khác biệt độc đáo nhưng lại ko làm khó cho bất cứ ai muốn thử sức với thể thơ này. Một lần nữa tôi cho rằng Thơ 1-2-3 chính là con đường mới mở, là lối đi có tính “xuyên không” giữa các thể thơ. Và cái đặc biệt có tính sống còn là tự thân nó đã có được một năng lượng và cảm hứng thu hút được người yêu thơ.

Tôi cũng không tin một con người bằng xương bằng thịt như Phan Hoàng lại có đủ thông minh và sức lực để sinh hạ ra được một thể thơ như thế. Tất cả chỉ có thể là cơ trời. Ngoài thể thơ lục bát “thuần Việt” nhất thì rất có thể đây là thể thơ thuần Việt thứ 2 trong vườn thơ dân tộc. Không nghi ngờ gì nữa, thể thơ thứ 12 đã ra đời: Thơ 1-2-3.

Nói là thuần Việt nhưng dáng vóc vẫn có sự chỉn chu mẫu mực của Đường thi và tâm hồn thì lại rộng mở như người anh em Thơ mới.

Các thể thơ Việt Nam phổ biến

  1. Thể thơ lục bát
  2. Thơ song thất lục bát
  3. Thơ đường luật
  4. Thể thơ bốn chữ
  5. Thể thơ năm chữ
  6. Thể thơ sáu chữ
  7. Thể thơ bảy chữ
  8. Thể thơ tám chữ
  9. Thể thơ tự do
  10. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  11. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  12. Thể thơ 1-2-3.

TRẦN VINH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *