Truyện ngắn Vũ Khắc Tĩnh: Lan Chi và dư âm mùa thu

Lan Chi nuốt cái cười cay đắng, chào từ biệt cha mẹ ra đi. Những cánh hoa hồng vẫn vô tư phập phồng trong nắng như không hề hay biết lòng Lan Chi đang dậy sóng. Lan Chi lao đi trên chuyến xe vô định, mà con đường ngày xưa ông Tư Cẩn thường gò lưng chở Lan Chi đi học mỗi buổi sáng.

Những cây dâm bụt đang mùa nở hoa rực rỡ khiến lòng Lan Chi thêm tê tái. Con đường ấy bây giờ đã đổi thay, thị trấn cũng đổi thay, chẳng lẽ lòng người cũng phải luôn thay đổi hay sao? Cũng may cha mẹ Lan Chi chỉ nghỉ con đi Sài Gòn để học một cái nghề để khỏi phải chứng kiến nổi đau và sự nhục nhã ê chề của Lan Chi trốn đi vì không muốn lấy thằng Tâm Sún con ông Sáu Luỹ như lời hẹn ước của cha mẹ hồi Lan Chi còn nhỏ.

Nhà văn Vũ Khắc Tĩnh

Rốt cuộc Lan Chi cũng đến được Sài Gòn hoa lệ, xin ở nhờ nhà một cô bạn học thuê nhà trọ ở đây. Qua một thời gian tìm hiểu cung cách sống của người Sài Gòn cũng như tiếp cận được công việc làm nhất thời trong nhà hàng ăn uống. Lan Chi là một cô gái chạy bàn, công việc hằng ngày của Lan Chi là trải khăn bàn, đặt ly, đặt chén dĩa vào đúng vị trí trên bàn ăn, bưng bê, rót bia rót rượu, gắp đá bỏ vào ly, và thu dọn chén dĩa sau bữa tiệc nhậu của khách.

Nhà hàng đặc sản món ăn ba miền, nơi Lan Chi làm là một nhà hàng khang trang rộng rãi mát mẻ, đông khách vào mỗi buổi chiều đến mười một giờ đêm. Tuy nhiên với những công việc lâu dần cũng quen tay như thế đó thì Lan Chi túc trực từ sáng đến tối mịt mới về đến nhà, lương hướng cũng đủ trang trải ăn uống, nhà thuê, còn dư dả một chút, không tiêu xài hoang phí ăn chơi gì, hay mua sắm áo quần, vẫn mặc áo quần cũ mẹ mua sắm khi còn ở nhà.

Tài sản duy nhất đáng giá của Lan Chi thực ra lại chính là những giọt máu trinh trắng vào những đêm khách say bí tỉ ôm ấp, dụ dỗ bằng  những lời ngon ngọt nhưng Lan Chi vẫn giữ được tấm thân bé bỏng. Đến giờ Lan Chi vẫn không hiểu được sao mình lại liều lĩnh đến thế không biết, vì một chút men bia, vì khuôn mặt dễ mến và cái hào phóng nên được bạn bè cùng làm chung quí mến, quan tâm giúp đỡ bảo ban nhau.

– Mi lanh lợi, giỏi giang hiểu biết rộng, mắc mớ chi đi làm chỗ này, tụi

tau làm ở đây quen rồi. Thôi thì rán làm vài tháng kiếm một ít tiền  nghỉ đi tìm việc khác làm hợp với khả năng.

Vậy hoá ra Lan Chi là đồng hương của nhiều bạn làm ở đây. Mọi việc sau đó xảy ra như thế nào Lan Chi cũng không còn nhớ nữa. Khi sực nhớ lại Lan Chi lo lắng biết bao vì sự đường đột làm ra vẻ như là Lan Chi đã quá quen với những chuyện như thế này rồi.

Thế nên sau này những lời cằn nhằn, trệu chọc hay phàn nàn của bà chủ quán khó tính và những người khách lắm tiền, những đại gia bụng bự bia, mồm sặc mùi rượu bia nhưng không dễ gì sờ mó được Lan Chi.

Một hôm Lan Chi được một ông đại gia bụng bự cho một số tiền kha khá và hứa giới thiệu cho một việc làm trong công ty may mặc của một ông chủ người Hoa lảm Quản đốc. Lan Chi mừng rơn người, dù Lan Chi vẫn biết cho và lấy, chứ dễ gì ăn không của người ta, và người ta cũng không dại gì đem cho không biếu không một số tiền và giới thiệu một công việc làm nhàn rỗi. Lan Chi sung sướng vì đã đặt niềm tin đúng người đúng chỗ.

Ông đại gia không mặc cả, hay đòi hỏi gì. Lan Chi tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu chuyện gì đã xảy ra làm sao biết được, diễn ra như một tuồng cải lương không có hồi kết và hạ màn.

Thời gian sau này Lan Chi không còn thấy ông ta đến nhà hàng “Ba Miền” nữa. Lan Chi được người bạn của ông ta nói lại, ông ta đã được gia đình bảo lãnh đi Mỹ định cư bên đó…và Lan Chi cũng nghĩ làm ở nhà hàng đến làm thư ký cho ông Quản đốc công ty may mặc.

Lan Chi tỉ tê với mẹ suốt một đêm không ngủ, nói thiệt nói hết cái ngày bỏ quê đi lang bạt Sài Gòn.

Bà Tám miệng nói trong hốt hoảng:

– Con gái ta giỏi quá, bãn lĩnh quá….

Lan Chi rúc đầu vào lòng mẹ như hồi còn nhỏ. Bà Tám ôm đứa con gái vỗ

về.

– Mẹ vẫn còn thắc mắc, đến lúc này rồi mà con chưa chịu lấy chồng,

trong khi bạn học con đứa nào cũng có chồng con đùm đề.

Lan Chi ngồi ngay ngắn, không còn tựa đầu vào vai mẹ.

– Chuyện chồng con tự nhiên nó sẽ đến, giờ có đi tìm cũng không tìm

được. Tìm ở đâu mới được chứ. Mẹ sinh con ra đẹp quá mà còn lanh lợi giỏi giang, mấy chàng thanh niên trong làng thấy sợ đâu có dám nhào vô tán tỉnh

Bà Tám cảnh cáo con gái:

– Con để đó chống mắt lên mà nhìn mẹ nói có đúng không? Coi chừng

ế chồng, ở đó mà đú đởn.

Đôi khi Lan Chi thấy mình như trái táo chin mọng trong khu vườn đang lay lất dưới cơn nắng quái của mùa hè, để một hôm anh thợ làm vườn đứng ngẩn tò te ngắm trái chin mà trào một cơn thèm. Lan Chi đã từng thấy mình như thế, chin mọng, kiêu hãnh trên nền tảng thời gian.

Rồi năm tháng qua nhanh như trở bàn tay. Dù thanh xuân của Lan Chi đã rơi đâu đó trong khu vườn, trên mọi nẻo đường lang bạt, nhưng tại làng quê này. Lan Chi đang đứng với suối nguồn tươi trẻ chảy luân lưu trong khắp các mạch ngầm, lan ra từng tế bào. Lan Chi cảm nhận được sức sống mới đang sục sôi trong mình, khi đứng rất lâu trước tấm gương soi. Lan Chi chỉ à lên một tiếng đầy khí khái.

– Tấm thân vẫn còn hấp dẫn, vẫn còn lôi cuốn.

Những niềm vui bé nhỏ, từ việc giúp mẹ nấu một món ăn, pha sẵn một ly

nước mát lạnh khi cha đi làm về, hay pha chế một tách cà phê sữa nóng cho mình mỗi buổi sớm mai, ngồi lặng ngưởi bên thềm nhà nhìn mấy con chim sâu sà xuống cây mận hút nhuỵ hoa. Nếu Lan Chi chăm chỉ góp nhặt mỗi ngày một ít, thời gian sẽ dày lên và thành một kho tàn kí ức.

Lan Chi không còn nhớ là thời gian đã trôi qua bao lâu với mẹ, khi Lan Chi đứng dậy đẩy cánh cửa đi ra ngoài ngó mảnh trăng non trên đầu núi và những ngôi sao mọc lưa thưa khi ẩn khi hiện, nhìn nó với sự hoài nghi về thế giới tinh tú trên trời đổi ngôi nhau mỗi dêm, nếu ta để ý đến và tìm hiểu qua sách vở huyền bí khoa học.

Lan Chi đang tích luỹ và vận dụng những kiến thức mà mình đã từng đọc để có thể hiểu thêm về thế giới bí ẩn và xa lạ này. Nhưng chắc chắn Lan Chi đã rất may mắn vì định mệnh đã cho Lan Chi một cơ hội về lại miền quê hoang dã, một miền quê của cội nguồn. Dường như tất cả mọi việc đều phải trôi theo một dòng chảy qua lăng kính của những tảng băng kim cổ. Lúc đó Lan Chi nhìn lại mình, và tưởng rằng chỉ có mình mới quyết định được cuộc đời mình. Vì thế Lan Chi không bao giờ xem tử vi, bói toán, hay một ông thầy tướng số nào đó nhận xét qua cảm tính. Nhưng oái oăm thay vận mệnh đời người nằm bí ẩn trong lòng bàn tay hay ở một nơi nào đó bâng quơ dị hờm mà không một ai ngờ đến, tưởng đến….

Lan Chi cảm nhận sự va chạm trong cuộc sống đời thường với bên ngoài bằng một cảm giác nhẹ nhàng, bằng một vòng ôm thân thiện với một ai đó và từ ngày đó Lan Chi thường mang theo bên mình cái cử chỉ mờ mịt hỗn mang ấy trong lúc gặp khó khăn.

Rồi cái ngày đó Lan Chi tin chắc là mình không còn một cơ hội nào để trở về lại miền quê hoang dã để sống đời ở đó. Thế nhưng, định mệnh muốn Lan Chi phải trở về, dù năm tháng lang bạt ở Sài Gòn tam ổn định.

Đối với Lan Chi miền quê là một sự ô hợp hỗn loạn của lũ lụt, giông bão, nắng mưa, nhìn chúng là một tai hoạ gieo rắc xuống trần gian. Tuy vậy, trên làng mạc thôn xóm không thiếu những người nông dân quang gánh trên vai, chiếc nón lá trên đầu và nụ cười hiền hậu thường nở trên môi.

Đi đã khá lâu, thế nhưng Lan Chi còn có một vài nơi phải đến, phải tìm lại ngôi nhà cổ, một bà cụ hàng xóm tốt bụng hay chú Sáu Luỹ hứa làm sui gia với ông Tư Cẩn là cha của Lan Chi. Dù không làm dâu được nhà chú Sáu Luỹ nhưng Lan Chi vẫn quí trọng, vì chú Sáu Luỹ là người luôn ủng hộ và cảm phục sự khí khái sự dũng cảm bảo vệ mặt tích cực đã phá cái sai và dung túng những con người cậy thế cửa quyền của người có chức có quyền thời bao cấp. Riêng bà cụ hàng xóm dám bỏ ra một số tiền bán lúa thóc cho Lan Chi làm lộ phí đi Sài Gòn. Vậy mà, còn chúc Lan Chi đi thượng lộ bình an.

Chắc chắn là Lan Chi sẽ không bao giờ còn gặp lại bà cụ năm nào, vì lúc trước bà cụ đã già yếu lắm rồi. Nhưng không gian và sự yên tĩnh nơi miền quê hoang dã vẫn thế.

Lan Chi bước vào chánh điện ngôi chùa cổ, đầu óc Lan Chi cứ miên man nghĩ ngợi về bà cụ cho tiền mười mấy năm trước. Lan Chi thắp nén nhang cúi đầu trước tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cử chỉ tôn kính và cảm ơn. Cầu cho gia đình chú Sáu Luỹ luôn luôn được bình an.

Khi ngước mặt lên, dường như Lan Chi nhìn thấy bóng một sư cô đang trong chánh điện đi ra, ngoái đầu lại nhìn Lan Chi. Chỉ trong thoáng chốc thôi, nhưng Lan Chi vẫn bắt gặp ánh mắt mĩm cười hiền hậu, và cúi đầu hai bàn tay để lên ngực. Trong nhang khói bay mù mịt trong thứ ánh sáng lờ mờ, có thể nói đó là một thế giới ảo, thế nhưng Lan Chi vẫn có lời cảm ơn của mình đã được lắng nghe. Lan Chi vẫn còn hy vọng dù là thế giới ảo nhưng vẫn còn hy vọng.

Tranh của họa sĩ Như Bình

1. THỜI GIAN

Rạng sáng, Lan Chi mở mắt và thấy làng xóm bắt đầu thức giấc lao xao tiếng gà, vịt, trâu bò và tiếng người. Lan Chi muốn chồm dậy nhảy khỏi giường kêu hai đứa em gái dậy đánh răng rữa mặt, ăn cơm rồi chuẩn bị sách vở để đi học. Hộm nay, Lan Chi phải đi lên rẫy với mẹ. Lan Chi cảm thấy dạt dào sung sướng trong việc lặng lẽ buông thả mình vào ánh sáng biến hoá của bình minh, vào những giây phút thăng hoa diệu kỳ này. Toàn bộ sự sống dường như nhẹ lâng lâng trong một buổi rạng đông như thế này. Trời đất không ngừng quay và thay hình đổi dạng như đám mậy trôi bềnh bồng từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

Chưa bao giờ thời gian chạy quanh đây lại chuyển động một cách chậm chạp như vậy. Thời gian bị căng ra như thể dây đàn, bị xé ra những sự kiện vụn vặt, và trong khoảng giữa những sự kiện đó thì nó bỗng dưng dừng lại. Người đi, người đứng, nói năng í ới với nhau khi ra đồng, trẻ em thì đi học, còn thời gian thì không đi. Hình như vậy, nhùng nhằng. Nó ngân đọng lại bên trong không gian chật hẹp, nó cũng không trôi về một nơi nào hết, dường như có một cái nút thắt nào đó thắt lại.

Và mọi người chạy quanh Lan Chi hệt như phải khó nhọc lắm mới chuyển dịch khoảng không gian đặc quạnh ấy, mọi cử động, lời nói của họ đều diễn ra một cách chậm chạp. Lan Chi có sức tưởng tượng mọi thứ trong thời gian đều xảy ra như vậy, mọi thứ lùm xùm và mắc míu nhau trong sự đến rồi đi trong trời đất.

Như phần lớn mọi người trong làng xóm này. Lan Chi chưa từng nghĩ ngợi về bản chất của thời gian, cùng với năm tháng đong đầy, Lan Chi cảm thấy thiếu thời gian, Lan Chi cảm thấy điều này không phải như thời gian ít ỏi, mà là do việc ruộng đồng, làm rẫy quá nhiều, do ngày càng bận rộn thêm. Đôi khi Lan Chi bắt đầu cảm thấy thời gian phần nào đi chậm lại, đôi khi lại thấy thời gian trôi qua rất nhanh, đôi khi lại thấy nó biến đi đâu mất không để lại một dấu vết nào. Điều này có phụ thuộc vào chính Lan Chi không và liệu có tác động đến thời gian của cuộc đời tưởng chừng như mơ hồ rỗng tuếch này, liệu có thể kéo dài hoặc không, làm sao mà biết được.

Thời gian đối với Lan Chi đã trở thành một nơi chứa đựng mọi thứ công việc, chứ không phải thời gian của một cuộc đời riêng lẽ của mình. Lan Chi chưa muốn đi sâu vào vấn đề này một cách máy móc và có giá trị thiết thực mang lại lợi ích thực tế hay chỉ nhằm vào những gì có thể mang lại lợi ích vật chất thiết thực trước mắt cho mình, không cần phải quan tâm đến những mặt khác, hầu như tất cả những thứ ấy như là một thứ triết lý suông, một thứ suy nghĩ hời hợt vô bổ không có một khả năng nào làm thay đổi bất cứ một điều gì tương tự xảy ra, cũng không giúp ích được gì, dù có ngẫm ngợi thâm thuý đến đâu chăng nữa mà mọi công việc trên cõi đời này không vì thế mà nhích thêm được một chút nào cả.

2. MÙA THU HOANG DÃ

Ngôi nhà trước đây trong gia đình Lan Chi chỉ có hai gian, gian nhà bếp và gian nhà trên. Thời gian vừa qua nối dài thêm một gian nữa. Trên chiếc bàn bằng gỗ sưa không sơn, chỉ đánh một lớp verni bóng láng, để trước bàn thờ và bốn chiếc ghế cũng bằng gỗ sưa. Ở trên bàn từng để bộ ly tách trà bằng sành sứ có bông hoa nổi lên rất đẹp. Ông Tư Cẩn bà Tám chỉ dùng để uống khi có khách đến thăm chơi, còn không thì để vậy, không đụng chi đến, nên lúc nào cũng thấy ly tách trà luôn mới tinh.

Bằng những linh cảm nhạy bén, bằng những cảm thụ Lan Chi đã tiếp nhận sự kích thích của sự vật bên ngoài một cách hoàn hảo hay nhận biết được cái tế nhị bằng cảm tình tinh vi tức là cảm thụ cái hay cái đẹp. Nói đến cảm thụ nghệ thuật là sự miêu tả âm thanh rì rào của gió, êm nhẹ, phát ra đều đều liên tiếp rì rào qua khóm lá hay tiếng kêu réo rắt của lũ côn trùng lúc to lúc nhỏ lúc nhanh lúc chậm nghe rất êm tai, như đã làm lây loan vào từng ngõ ngách trong làng xóm và tâm hồn con người. Tất cả hình như đang chờ đợi một cái gì đó ngồ ngộ, mà Lan Chi liên tưởng đến rất sảng khoái về một mùa thu bàng bạc ở miền quê được ghi nhận, được sống thật với những cảm thụ tươi mát nhẹ nhàng, đầy những chất liệu của thơ ca.

Đó là những linh cảm, được nhận mọi cảm xúc bởi linh tính trong buổi sáng mai đầy thơ mộng.

Điều gì đã khiến cho Lan Chi bước ra khỏi nhà đi dạo lòng vòng quanh vườn hoa, không chờ được một cô bạn thân đến chơi, không chờ được bà Tám mẹ Lan Chi đi chợ về. Hai người đã thoả thuận với nhau từ trước là Lan Chi sẽ gọi điện thoại cho anh chàng viết vẽ bảng hiệu quảng cáo ở thành phố cổ lên chơi, hay tiện hơn hết là sẽ có một cuộc gặp. Nhưng lúc ấy máy điện thoại của anh chàng ấy nói chuyện với một ai đó nên không gặp để thông báo cho nhau

Liên tục liên tục chuông đổ kéo dài, như thể điện thoại bi lỗi hay sao không biết được cớ sự xảy ra.

Từ những cuộc gọi không được đáp ứng, Lan Chi bừng bừng nổi giận, nên không để ý đến thời tiết mưa hay nắng…

Hoá ra ngoài trời đang mưa bay bay. Miền quê lấp loáng ánh nước trên cây lá. Mưa rơi bay bay trên mái nhà trên vườn hoa, những mảng nước nhanh chóng ẩm ướt trên vĩa hè. Vĩa hè mới được tráng một lớp xi mâng mỏng trở nên bóng láng có thể soi mặt mình. Cơn mưa như một kẽ tội phạm len lỏi vào các khe hỡ, tìm ra những chỗ trống để thấm nước vào, chỉ cho thấy, gợi nhớ đến mọi điều. Mùa thu đang đến với miền quê hoang dã, với ruộng đồng, đồi núi một màu khói lam lãng đãng, với những cơn gió thổi vù vù từ vô biên thổi về qua những khóm lá. Lan Chi như có chuẩn bị đón một mùa thu đầy hứng thú. Lan Chi khi nghĩ đến điều này, đã biết bao nhiêu mùa thu đã đi qua trong cái mưa nắng của Sài Gòn không để lại cho Lan Chi một ấn tượng nào cho ra hồn. Bởi vì Sài Gòn không có mùa thu như ở Hà Nội, hay ở quê rất chi tiết và rõ ràng đâu ra đó: mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông.

Lan Chi biết ru ngủ mình bằng những bài thơ viết về mùa thu gợi trong ta nhiều cảm xúc bởi thời tiết hơi se lạnh, lá vàng rụng trên các con đường ngõ phố, trên các con đường làng quanh co trong làng xóm. Điển hình như bài “Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu.

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ hàng ngàn

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng….

Hay:

Bài Tiếng Thu – Lưu Trọng Lư

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

Nếu tất cả đều kết thúc như thế thì mọi mơ ước mọi sự thật được phơi bày, được cụ thể hoá, cứ cho đó là qui luật tự nhiên của tạo hoá, rồi cũng không giữ lại trong trí nhớ được, bởi vì mùa thu cũng sẽ tàn và chết đi và cái hư vô này sẽ mất đi mọi dấu vết. Rốt cuộc, chỉ còn lại dư âm mùa thu trên nền tảng nghệ thuật mà thôi. Lan Chi nghe thấy và biết được mùi vị với bao cảm xúc ở miền quê hoang dã này….

  VŨ KHẮC TĨNH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *